1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Gián tung “đòn karate” đánh bật ong bắp cày để tự vệ

(Dân trí) - Video hiếm gặp quay lại cảnh một con gián tung cước như một cú đòn trời giáng đánh bật con ong bắp cày đang định tấn công đã được một nhà sinh vật học ghi lại được.

Gián tung “đòn karate” đánh bật ong bắp cày để tự vệ

Thông thường loài ong bắp cày có thói quen sinh sản khá đặc biệt đó là... đẻ trứng trên thân gián. Sau khi trứng nở, ấu trùng sẽ khoan một lỗ ở vị trí đẻ trứng trên người gián và di chuyển vào bên trong. Ấu trùng của ong bắp cày sau đó chính thức trở thành vật ký sinh.

Con gián đã tung cú đá như trời giáng vào con ong bắp cày đang có ý định định tấn công.
Con gián đã tung cú đá như trời giáng vào con ong bắp cày đang có ý định định tấn công.

Để tồn tại và phát triển, ấu trùng ong bắp cày sẽ ăn dần dần cơ quan nội tạng của gián trước khi thành một cái kén và cuối cùng chui ra ngoài trở thành con ong bắp cày trưởng thành. Tuy nhiên, không phải lúc nào gián cũng chấp nhận trở thành “vật thí mạng” cho ong bắp cày.

Lần này chính là ví dụ, con gián đã rất khỏe và nhanh nhẹn đá tung một con ong bắp cày để tự cứu mình không trở thành một con cái xác trong tương lai.

Ken Catania, một nhà sinh vật học tại Đại học Vanderbilt đến từ Tennessee đã may mắn ghi lại được khoảnh khắc đặc biệt ấy trong quá trình nghiên cứu về khả năng tự vệ của loài săn mồi và kẻ bị săn mồi.

Sau khi quay lại được khoảnh khắc vô cùng đặc biệt, Ken Catania đã làm chậm lại pha tấn công của gián khiến người xem không khỏi bất ngờ vì pha phản công như một đòn karate “đẳng cấp” và đẹp mắt.

“Con gián đã triển khai “thế” để chống đỡ các đòn hiểm của con ong bắp cày đang muốn làm tê liệt nó. Với đôi râu cực nhạy, con gián đã phát hiện hướng di chuyển của con ong và dứt điểm đầy ấn tượng với một đòn karate đẹp mắt với cái chân đầy gai để tự cứu sống mình”, Ken Catania cho biết.

Nhà nghiên cứu Ken Catania cũng cho biết, cú đòn trời giáng với con ong bắp cày này thường chỉ những con gián khỏe mạnh mới có 63% cơ hội thành công. Còn những con gián nhỏ hơn thường không mấy ăn thua với ong bắp cày và thường vẫn trở thành vật chủ của ấu trùng ong bắp cày kí sinh sau đó.

Minh Long (Theo News Week)