Giải mã bí ẩn thủy tinh vàng ở lăng mộ Pharaoh Tutankhamun

(Dân trí) - Một vị pharaoh của Ai Cập triều đại thứ 18, Tutankhamun, trị vì từ năm 1323 TCN tới 1332 TCN. Trong lăng mộ gần như nguyên vẹn của vị pharaoh này, được phát hiện năm 1922, các nhà khảo cổ học tìm thấy trang sức được chế tác từ thứ trông như thủy tinh vàng kì lạ.

Giải mã bí ẩn thủy tinh vàng ở lăng mộ Pharaoh Tutankhamun - 1

Theo một nghiên cứu mới, thủy tinh Sa mạc Libya, được tìm thấy thế kỉ trước trong các trang sức cổ chôn cạnh vị vua Ai Cập Tutankhamun, được tạo nên từ một cuộc va chạm thiên thạch khoảng 29 triệu năm trước.

Các phát hiện do tạp chí Geology công bố gợi ý rằng loại thủy tinh vàng nhạt này được tạo thành từ một khoáng chất có tên là reidite, chỉ có thể được tạo ra bởi một vụ nổ thiên thạch trong bầu khí quyển của Trái đất.

Chủ nhiệm nghiên cứu, Tiến sĩ Aaron Cavosie đến từ Trung tâm Công nghệ và Khoa học Vũ trụ tại Trường Khoa học Trái đất và Hành tinh Curtin, cho biết, các nhà khoa học tranh cãi về việc liệu loại thủy tình này “có được hình thành trong vụ va chạm thiên thạch, hay trong một vụ nổ trên không, xảy ra khi các thiên thạch có tên Vật thể gần Trái đất nổ tung và gửi năng lượng vào bầu khí quyển của Trái đất”.

Cavosie chỉ ra: “Cả các vụ nổ thiên thạch và nổ trên không đều có thể gây nóng chảy, tuy nhiên, chỉ có các vụ nổ thiên thạch mới tạo ra sóng xung kích hình thành các khoáng chất cao áp, nên việc tìm thấy bằng chứng về chất hình thành reidite xác nhận nó được tạo ra như kết quả của một vụ nổ thiên thạch”.

Các nhà nghiên cứu đã tranh cãi về nguồn gốc của miếng thủy tinh từ năm 1922, khi nhóm của nhà khảo học và nghiên cứu về Ai Cập người Anh, Howard Carter, tìm thấy lăng mộ Tutankhaman.

Miếng thủy tinh được phát hiện trong một con bọ hung và các mảnh trang sức khác chôn cất cạnh Pharaoh Tutankhamun.

Lộc Xuân

Theo Sputnik