1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Đáp ứng hệ miễn dịch với Covid-19 có thể phá hủy phổi của bệnh nhân

(Dân trí) - Khi đã xâm nhập được vào cơ thể con người, SARS-CoV-2 sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ của hệ miễn dịch, song chính phản ứng đó lại ngăn cản việc chống lại sự lây lan của căn bệnh này.

Đáp ứng hệ miễn dịch với Covid-19 có thể phá hủy phổi của bệnh nhân - 1

Đó là kết luận của các nhà khoa học từ Đại học California ở San-Francisco. Nghiên cứu của họ được đăng trên cổng thông tin y học MedicalXpress.

Hệ thống miễn dịch của nhiều bệnh nhân phản ứng với SARS-CoV-2 mạnh hơn so với virus cúm. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến phổi của người bệnh.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cơ thể cố gắng chống lại virus trong vòng vài phút sau khi bị nhiễm bệnh. Vào ngày thứ 11 của bệnh, bệnh nhân thường bị viêm phổi nặng, được gọi là hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
“Phổi bệnh nhân bị phá hủy không chỉ do virus mà còn vì cuộc chiến đấu của hệ miễn dịch”, giáo sư Max Krummel cho biết.
 
Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra cách để giảm phản ứng của hệ miễn dịch nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm phổi phát triển nặng. Tuy nhiên, hoạt động của hệ miễn dịch không thể bị giảm chậm lại quá nhiều, nếu không nó sẽ không còn khả năng đối phó với mối đe dọa.
 
SARS-CoV-2 tác động thế nào đến cơ thể con người?

Trước tiên, virus xâm nhập vào thụ thể ACE2 trên các tế bào trong mũi hoặc cổ họng. Nhưng những thụ thể này cũng lấp đầy tim, ruột và các cơ quan khác của một người. Các nhà khoa học cho rằng các hormone giới tính nam như testosterone có thể làm tăng số lượng thụ thể ACE2 mà tế bào sản xuất, điều này có thể giúp lý giải nguyên nhân vì sao SARS-CoV-2 gây hại cho nam giới nhiều hơn nữ giới. Càng ít thụ thể ACE2, nguy cơ nhiễm bệnh càng thấp - đây là một trong những giả thuyết hiện đang được đưa ra.

Mặc dù SARS-CoV-2 ít gây chết người hơn virus SARS-CoV trước kia xuất hiện vào năm 2002, nhưng nó lại sinh sôi nhanh hơn. Ngoài ra, không giống như bệnh viêm đường hô hấp cấp chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến phổi, virus corona chủng mới mới sinh sôi trên toàn hộ hệ hô hấp, khiến nó rất dễ lây lan.

Tuy nhiên, khi người ta bị nhiễm SARS-CoV-2 thường không cảm thấy gì, cũng giống như bệnh cảm lạnh. Dưới 20 phần trăm số người nhiễm bệnh cuối cùng phải nhập viện nói rằng họ bị đau họng hoặc chảy nước mũi. Trong vài ngày đầu sau khi nhiễm bệnh, người bệnh có khả năng bị sốt cao, ho khan hoặc quan trọng nhất là không có cảm giác về mùi hoặc vị. Nhưng hầu hết mọi người đều không cảm thấy mình bị ốm.

Theo Monica Gandhi, một giáo sư có kinh nghiệm về HIV, hàng triệu người có thể lây truyền virus mà không biết là mình bị nhiễm, khiến việc lây lan không có triệu chứng trở thành gót chân Achilles trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

M.P 

Theo Sputnik