1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Công nghệ đặc biệt giúp tăng tốc du hành không gian trong tương lai

(Dân trí) - Một nhà khoa học đến từ Mỹ vừa tuyên bố tìm ra một phương án thiết kế đặc biệt cho những chuyến du hành không gian được nhanh nhất.

Công nghệ có tên "Cánh buồm nhẹ" từng được trình bày vào năm 2016 bởi cố giáo sư Stephen Hawking và tỷ phú người Nga Yuri Milner, người đã xem nó như một phương án mới trong việc tiếp cận các ngôi sao xa nhất với thời gian nhanh nhất.

Công nghệ đặc biệt giúp tăng tốc du hành không gian trong tương lai - 1
Công nghệ “cánh buồm nhẹ” giúp tăng tốc cho các tàu vũ trụ.

Cho đến mới đây, Grover Swartzlander từ Học viện Công nghệ Rochester ở New York đã đưa ra một thiết kế "cánh buồm nhẹ" mới cho dự án Đột phá Starshot, chuyên dùng để chế tạo một tàu vũ trụ có thể "chèo thuyền" xuyên không gian đến các hệ mặt trời xa xôi bằng sức mạnh của tia mặt trời hoặc laser từ Trái đất.

Phát minh của Swartzland có khả năng giải quyết một trong những vấn đề quan trọng đó là tàu vũ trụ thế hệ mới trong tương lai được thiết kế để được đẩy bằng tia laser mạnh mẽ.

Tốc độ tiềm năng của một con tàu sử dụng một cánh buồm như vậy tương đương với 20% tốc độ ánh sáng, tương đương 215 triệu km mỗi giờ, nếu nó được cung cấp bởi một loạt các tia laser có tổng công suất 100 gigawatt.

Bằng cách này, một tàu vũ trụ nhỏ như LightSail được sử dụng cho các thí nghiệm sẽ có thể chạm tới ngôi sao gần nhất tới Trái đất, Proxima Centauri, trong khoảng 21 năm.

Tuy nhiên, việc tăng tốc tàu vũ trụ lên tốc độ như vậy bằng cách sử dụng "cánh buồm nhẹ" là một nhiệm vụ phức tạp hơn.

Nhưng một số nhà khoa học cho rằng thay vì tăng tốc tàu vũ trụ, có thể chế tạo cái gọi là tàu thế hệ Cameron, nơi con người sẽ sống, sinh sản và chết cho đến khi một trong những thế hệ cuối cùng đến đích.

Khái niệm "cánh buồm nhẹ" cho một thế hệ tàu vũ trụ mới đã được thúc đẩy vào năm 2016 bởi dự án Đột phá Starshot, được thành lập và hỗ trợ bởi cố giáo sư Stephen Hawking, tỷ phú người Nga Yuri Milner và người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg. Ban đầu, họ tìm cách sử dụng năng lượng mặt trời làm nguồn lực đẩy, từ đó giải quyết nhu cầu dự trữ hàng tấn nhiên liệu cho các chuyến du hành vũ trụ xa xôi.

Khái niệm này đã được thử nghiệm thành công trong một số lần phóng được thực hiện riêng bởi NASA như một phần của dự án NanoSail-D và cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Dự kiến, máy bay không người lái đầu tiên dựa trên công nghệ này sẽ được ra mắt vào những năm 2030, với nhiệm vụ nhằm nghiên cứu chặt chẽ các hệ mặt trời xa xôi.

Minh Long

Theo Sputnik