Công nghệ bộ phận giả tiên tiến cho người tàn tật

(Dân trí) - Công nghệ bộ phận giả tiên tiến được phát triển bởi các nhà nghiên cứu do châu Âu tài trợ sẽ có khả năng cung cấp các chi giả khả thi và trực quan trong tương lai gần.

Công ty chân tay giả Otto Bock dẫn đầu nghiên cứu được thực hiện trong Dự án Kiểm soát các hệ thống lắp ráp bộ phận giả điện cơ tiên tiến (AMYO), thực hiện giai đoạn 2010-2014, giúp phát triển đột phá trong ngành công nghiệp chân tay giả và hỗ trợ người sử dụng các bộ phận giả trong lĩnh vực chi nhân tạo tiên tiến và các hệ thống kiểm soát chúng.

Công nghệ bộ phận giả tiên tiến cho người tàn tật - 1

Chìa khóa thành công của AMYO là ở công nghệ thu nhận và xử lý tín hiệu tiên tiến sử dụng các giao diện người máy sáng tạo để điều khiển tự nhiên, cân đối và đồng bộ hơn các bộ phận giả với giá cả phải chăng.

Tiến sĩ Bernhard Graimann, người điều phối AMYO và phụ trách nghiên cứu tịnh tiến và quản lý tri thức tại Cơ quan chăm sóc sức khỏe Otto Bock, cho biết: "Chúng tôi sử dụng hơn 100 điện cực mật độ cao để phân tích và sau đó quyết định rằng tám kênh mạnh là đủ. Trong bối cảnh này, mạnh có nghĩa là hệ thống đã làm việc đáng tin cậy trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày: hầu hết nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng chúng tôi thiết kế và đánh giá theo điều kiện thực tế cuộc sống. Cách tiếp cận của chúng tôi cho phép điều khiển trực quan của các bộ phận giả với hai mức tự do chuyển động, mà có thể được tăng thêm khi triển khai trong tương lai".

Graimann thừa nhận rằng cần có các nghiên cứu thêm để tăng cường hệ thống hiện tại, có thể sẽ được tiến hành trong một dự án tiếp theo có tên là INPUT. Ngoài ra, được tài trợ bởi Chương trình khung Horizon 2020 của Ủy ban châu Âu, công nghệ INPUT và AMYO có thể được thương mại hóa trong một vài năm. Tổng chi phí của dự án AMYO là 1.152.406 €.

N.T.H (Theo Pan European Networks)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm