Côn trùng cổ mang xác chết của con mồi để ngụy trang

(Dân trí) - Nếu trở lại giữa kỷ Phấn trắng, bạn có thể có trong tay bộ siêu tập những loài khủng long khổng lồ sống ẩn nấp như Iguanodon hoặc carcharodontosaurus nhiều răng. Tuy nhiên, trong khoảnh khắc yên tĩnh hơn, bạn có thể nhận ra một kỳ quan nhỏ, đó là những con côn trùng nhỏ xíu ở nền rừng được ngụy trang.

Những hóa thạch mới tiết lộ rằng, côn trùng thời tiền sử giấu mình trong các vết bụi bẩn, thực vật và thậm chí cả khung xương của con mồi để đi săn hiệu quả hơn và ẩn nấp khỏi những kẻ săn mồi. Hành vi được thấy ở một số loài côn trùng hiện nay, tuy nhiên, nghiên cứu mới lần đầu tiên chỉ ra tuổi và sự đa dạng của loài côn trùng ngụy trang này.


Cả hai loại côn trùng lacewing và côn trùng sát thủ với các mảnh vụn và các cấu trúc mang mảnh vụn giống như nhánh cây. Các nhà nghiên cứu xây dựng lại hình ảnh này từ một hóa thạch kỷ Phấn trắng đã được bảo quản trong hổ phách Miến Điện .

Cả hai loại côn trùng lacewing và côn trùng sát thủ với các mảnh vụn và các cấu trúc mang mảnh vụn giống như nhánh cây. Các nhà nghiên cứu xây dựng lại hình ảnh này từ một hóa thạch kỷ Phấn trắng đã được bảo quản trong hổ phách Miến Điện .

Bo Wang, một nhà nghiên cứu paleobiology (sinh học về các loài động thực vật hóa thạch) tại Viện Địa chất và cổ sinh vật học Nam Kinh, Trung Quốc, cho biết "Những hành vi ngụy trang bằng các mảnh vụn của loài côn trùng hiện đang tồn tại thường liên quan chặt chẽ với những loài thực vật angiospermous (thực vật có hoa)". "Tuy nhiên, những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng, hành vi ngụy trang các mảnh vụn mang phức tạp này được phổ biến rộng rãi trong cả ba nhóm côn trùng ở thế giới trước angiospermous, trước thời kỳ phát triển của những loài thực vật có hoa".

Côn trùng bị bẫy trong hổ phách

Hiện nay, ấu trùng của lacewing (chrysopidae) và ấu trùng bọ sát thủ (Reduviidae) đều sử dụng các mảnh vụn để ngụy trang cho mình. ví dụ mẫu hóa thạch của loài này được tìm thấy ở Nguyên đại Tân Sinh cách đây 65 triệu năm, tuy nhiên chỉ có một mẫu từ đầu nguyên đại cho thấy hành vi mang mảnh vụn ở một mẩu hổ phách từ đầu kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 110 triệu năm từ Tây Ban Nha.


Một cái nhìn cận cảnh hai hóa thạch Antlion trong hổ phách

Một cái nhìn cận cảnh hai hóa thạch Antlion trong hổ phách

Wang và các đồng nghiệp của ông đã chuyển sang tìm kiếm nơi dấu hổ phách Cretaceous khổng lồ từ Myanmar (Hổ phách hay Amber là loại đá quý hữu cơ được thành tạo từ nhựa cây cách đây hàng ngàn đến hàng triệu năm, chúng thường bao lấy các mẫu côn trùng, thực vật nhỏ), họ đã tìm kiếm khắp các thị trường hổ phách tại nước đó và ở Trung Quốc để tìm mẫu côn trùng mà được bảo quản bên trong. Cuối cùng các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 300.000 hóa thạch hổ phách Miến Điện, thêm thêm một vài mẫu từ Lebanon và Pháp, và phát hiện ra rằng 39 côn trùng mang mảnh vụn có chứa.

Các nhà khoa học cho biết, trong nhiều trường hợp, lưng của những loài côn trùng này có cấu trúc kỳ lạ trông giống như bụi cây có nhánh. Đây là những đặc tính thích nghi mang một chiếc giỏ đựng những mảnh vụn. Wang cho biết, trong rất nhiều hóa thạch, những con côn trùng chết vẫn còn mang những mảnh vụn nguyên vẹn trên lưng chúng, tuy nhiên ở những nơi khác trên cơ thể không có mảnh vụn nào. Điều này chứng tỏ các mảnh vụn không chỉ là bụi bẩn mà cả các côn trùng chết đã cùng hóa thạch.

Có nhiều loài ngụy trang khác nhau

Các nhà nghiên cứu tìm thấy cả hai loại côn trùng lacewing và côn trùng sát thủ với các mảnh vụn và các cấu trúc mang mảnh vụn giống như nhánh cây. Một loại côn trùng lacewing từ Miến Điện thậm chí chết mang theo bộ khung ngoài của rận vỏ cây và rận của cây được gọi là rầy. Các nhà điều tra cho biết, những loài rận này có thể là con mồi của lacewing. Trước tiên Lacewing tiêu thụ những bộ phận bên trong của rận, sau đó chúng lấy cơ thể của nạn nhân để ngụy trang trong quá trình đi săn mồi tiếp theo.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ba ấu trùng bọ sát thủ, một loại lớn dài khoảng 0,7 inch (18 mm), lưng của chúng mang bụi và các phần của thực vật. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra thói quen mang những mảnh vụn của antlions (Myrmeleontidae), một nhóm được đặt tên vì con mồi của ấu trùng là kiến. Ấu trùng của antlion từ giữa kỷ Phấn trắng được tìm thấy mang cát, các phần của thực vật, những hạt gỗ và vỏ cây.

Wang chi biết, thật ngạc nhiên về sự đa dạng của côn trùng ngụy trang hóa thạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hành vi ngụy trang được xây dựng vào nửa đầu của kỷ Phấn Trắng, ngược trở lại 130 triệu năm trước, các nhà nghiên cứu báo cáo (ngày 24 tháng 6) trên tạp chí Science Advances. Những phát hiện này cũng cho thấy côn trùng ngụy trang có thể tìm thấy ở những nơi khác.

Theo Wang, trước đây, một số nhà nghiên cứu đã biết về hành vi của những loài này và hóa thạch của chúng. Sau khi các bài báo được công bố, nhiều nhà khảo cổ có thể sẽ chú ý nhiều hơn.

Minh Trang (Theo Live Science)