Có một ngày thế giới sẽ không còn socola
(Dân trí) - Socola - thứ đồ ngọt được yêu thích trên toàn thế giới sẽ có một ngày biến mất hoàn toàn vì sự nóng lên toàn cầu.
Các chuyên gia dự đoán rằng thế giới có thể sẽ không còn socola trong vòng 40 năm nữa vì cây cacao rất khó tồn tại ở những vùng khí hậu nóng hơn.
Cây cacao chỉ có thể phát triển trong khoảng 20 độ bắc và nam xích đạo – và phát triển mạnh mẽ trong những điều kiện cụ thể như độ ẩm cao và mưa nhiều.
Cây cacao chỉ phát triển ở những vùng có độ ẩm cao và mưa nhiều.
Theo Cục Quản lý Khí quyển và Khí hậu Quốc gia Mỹ, nhiệt độ tăng dù chỉ 2.1 độ trong 30 năm tới do sự nóng lên toàn cầu sẽ cũng sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho loài cây này – và sau đó là cả nền công nghiệp socola thế giới.
Trong khi thủy ngân dâng lên và ép nhiều nước ra khỏi đất và cây cối hơn, các nhà khoa học tin rằng lượng mưa sẽ không đủ để bù đắp lại sự mất nước này.
Điều đó có nghĩa là đến năm 2050 các vùng trồng cacao sẽ bị đẩy lên cao hàng trăm mét, sáp nhập vào địa hình đồi núi, khu vực bảo tồn động vật hoang dã.
Các nhà chức trách ở những quốc gia như Côte d’Ivoire và Ghana – nơi sản xuất hơn một nửa socola thế giới – sẽ đối mặt với tình trạng khó xử về việc nên duy trì nguồn cung cấp socola cho thế giới hay cứu lấy hệ sinh thái đang chết dần của mình.
Năm ngoái các chuyên gia đã dự đoán rằng thế giới đang tiến tới một cuộc “thâm hụt socola” vì người tiêu dùng ở các nước đang phát triển đã nhanh chóng mua nhiều socola hơn nhân dịp hạ giá.
Nghiên cứu Sự tàn phá của socola chỉ ra rằng trung bình một người tiêu dùng phương Tây ăn 286 thanh socola một năm – hoặc nhiều hơn nếu họ là người Bỉ.
Với 286 thanh socola, các nhà sản xuất cần trồng 10 cây ca cao để làm ra ca cao và bơ – những thành phần chính để sản xuất ra socola.
Kể từ năm 1990, hơn một tỉ người từ Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Brazil và Liên Xô cũ đã gia nhập thị trường ca cao.
Mặc dù nhu cầu về ca cao tăng, nguồn cung lại không đủ đáp ứng và lượng dự trữ ca cao bị cho là đã giảm sút.
Doug Hawkins, đến từ công ty nghiên cứu Hardman Agribusiness có trụ sở tại Luân Đôn, nói rằng việc sản xuất ca cao bị hạn chế vì các phương pháp trồng trọt không hề thay đổi hàng trăm năm nay.
Ông nói: “Khác với những cây trồng được hưởng lợi từ việc phát triển các giống cây trồng có năng suất cao và hiện đại và những kĩ thuật quản lý cây trồng phát hiện ra tiềm năng di truyền của chúng, hơn 90% ca cao trên thế giới được sản xuất bởi các hộ sản xuất nhỏ ở những trang trại tự cung bằng công cụ trồng trọt chưa được cải tiến”.
Một vài báo cáo nói rằng những người trồng ca cao tại nước sản xuất socola hàng đầu trên thế giới, Bờ Biển Ngà, đã trồng trọt trái phép tại những cánh rừng được bảo tồn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng – điều mà ông Hawkins gọi là “sự tàn phá của socola”.
Ông nói: “Tất cả các chỉ số cho thấy chúng ta có thể sẽ thấy sự thâm hụt socola ở mức 100.000 tấn một năm trong vòng vài năm tới”.
Lộc Xuân (Theo Daily Mail)