Có hay không sự tồn tại của "Người Cá"?

(Dân trí) - Những câu chuyện về người cá đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại từ hơn một thiên niên kỷ trước do những người đánh cá ghi chép lại trong hải trình của mình. Kể từ đó, con người bắt đầu hoài nghi về sự tồn tại của giống loài nửa người nửa cá và một nền văn minh "bí ẩn" ở sâu dưới lòng đại dương.

Có hay không sự tồn tại của "Người Cá"? - 1

FeeJee được biết đến với biệt danh là “cá khỉ”, bởi lẽ xác ướp này có thân trên tương tự xương của loài khỉ và mình dưới có đuôi, vẩy như cá.

Theo chuyên gia Juanita Hollis thuộc trường đại học Cambridge, Anh cho biết thì FeeJee có đến 60% là xương người phía trên và 40% còn lại là xương cá. Chính vì vậy, mà nhiều người càng thêm tin tưởng vào truyền thuyết người cá là có thật chứ không phải chuyện hư cấu.

Họ cho rằng tổ tiên của người cá là loài cá khỉ, như việc con người được tiến hóa từ vượn cổ. Thậm chí có một số người còn khẳng định FeeJee là tổ tiên cuối cùng của người cá và chúng đã bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và sự biến đổi của bề mặt trái đất.

Có hay không sự tồn tại của "Người Cá"? - 2

Vào năm 1738, nhật báo London, Anh đã đăng tải tấm hình gây sốc về một cái xác khô của sinh vật nhỏ bé được phát hiện bên bờ biển Hebrides. Được biết, vì hình dáng kỳ lạ nên nó đã khiến cư dân nhầm tưởng là quái thai và bị ném đá cho tới chết, sau đó, “mỹ nhân ngư” xấu số này được mai táng một cách cẩn thận. Khi được hỏi về vụ việc và tỏ thái độ nghi ngờ, thì dân chúng nơi đây thể độc rằng câu chuyện này là có thật 100%.

Có hay không sự tồn tại của "Người Cá"? - 3

Nhật Bản nổi tiếng với truyền thuyết về một loài sinh vật mang tên ningyo, có nghĩa là người cá. Khác với những miêu tả trong những câu chuyện của phương Tây, “nàng tiên cá” của Nhật Bản lại có chiếc đầu khá gớm ghiếc, nó hơi giống với con người nhưng lại xấu xí và có phần kỳ dị. Ngoài ra, trên đầu còn có hai chiếc sừng như quỷ sa tăng và phần răng nanh thì nhọn hoắt, đặc biệt, “quái vật” này có mình dưới y hệt như loài cá.

Được biết, sự phát hiện đầu tiên được ghi nhận về người cá Nhật Bản là dưới triều đại của thiên hoàng Suiko năm 619. Cụ thể, một người cá đã bị dân chúng bắt sống rồi trình lên thiên hoàng. Sau đó, sinh vật này được nhốt trong một bể kính, để các vị khách đến cung điện cùng chiêm ngưỡng. Theo như tìm hiểu, thì đây không phải là lần duy nhất bắt gặp người cá của cư dân xứ sở hoa anh đào, bởi lẽ rất nhiều thủy thủ Nhật Bản trong lịch sử từng nhìn thấy người cá. Thậm chí, họ chấp nhận nó như một phần trong cuộc sống thường ngày, bởi những vụ bắt gặp xảy ra khá thường xuyên.

Thảo Vy

Tổng hợp