1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

“Chocolate ngũ sắc” được tạo ra bằng công nghệ cao

(Dân trí) - Chocolate ngũ sắc nghe có vẻ giống như một giấc mơ nhưng với những thành tựu trong lĩnh vực vật lý, giấc mơ đã không còn là giấc mơ nữa

“Chocolate ngũ sắc” được tạo ra bằng công nghệ cao - 1

Một nhóm nghiên cứu ở Thụy Điển đã sẵn sàng để thảo luận việc đưa chocolate ngũ sắc ra thị trường.

Rất nhiều nhóm nghiên cứu đã hăm hở tiến vào thiên đường thực phẩm kỳ diệu này (100% có thể ăn được), từ các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển cho đến ông trùm an ninh mạng thích thử nghiệm thực phẩm. Nhưng làm thế nào mà những viên chocolate này lại có được vẻ ngoài hấp dẫn như hương vị của nó?

Samy Kamkar, người sáng lập công ty an ninh mạng Openpath, đồng thời là người đã chia sẻ về chocolate ngũ sắc của anh ấy trên Twitter vào đầu tháng nay, đã giải thích trên tờ New York Times rằng nguyên nhân nằm ở chính phần pudding. Anh nói, “Bất cứ ai cũng có thể làm ra nó ở nhà. Không có lớp phủ. Không có thành phần đặc biệt nào cả. Chính kết cấu bề mặt của chocolate đã tạo ra màu sắc đó.”

“Chocolate ngũ sắc” được tạo ra bằng công nghệ cao - 2

 Bước đầu tiên Kamkar thực hiện là ủ sô cô la. Bằng cách làm tan chảy và làm lạnh sô cô la, các tinh thể của nó có thể bị phá vỡ và sau đó hình thành lại các cấu trúc để tối ưu hóa độ mịn và độ sáng của nó. Kamkar sau đó đặt sô cô la vào buồng chân không để ngăn các bong bóng khí hình thành (mặc dù anh giải thích rằng đây có thể không phải là một bước cần thiết).

Từ trước đến nay chưa từng có chocolate cầu vồng nhưng vật lý có thể làm nên chuyện đấy. Kamkar đã dùng laser để cắt một khuôn hình nấm 3D bằng mô hình sóng răng cưa siêu nhỏ, được in chìm trên bề mặt sô cô la khi nó được đổ vào bên trong. Bí quyết không phải là hình dạng nấm, mà chính là bề mặt chocolate có rãnh mà trên thực tế là một cách tử nhiễu xạ.

“Chocolate ngũ sắc” được tạo ra bằng công nghệ cao - 3

Khi ánh sáng trắng chạm đến một ranh giới có kích thước tương tự bước sóng của nó (trong vòng một trăm nanomet), các thành phần màu sắc của nó trải ra (nhiễu xạ) ở các góc khác nhau. Nếu nhiều ranh giới như thế này, cách đều nhau, tồn tại trên cùng một vật thể (cách tử nhiễu xạ), thì các đường ánh sáng nhiễu xạ sẽ giao thoa với nhau. Hiện tượng này sẽ làm nổi bật các dải ánh sáng riêng biệt (cầu vồng) đến độ mà nó trở thành ánh sáng chủ đạo mà bạn nhìn thấy.

Bạn có thể quan sát thấy hiện tượng này ở mặt dưới của các đĩa CD/DVD, khi các đường vân, cách đều nhau trên bề mặt của nó, tách màu của ánh sáng trắng thành cầu vồng hoặc ở các loài động vật mà cấu trúc kính hiển vi của nó cản trở ánh sáng, tạo ra màu sắc. Quá trình tương tự xảy ra với chocolate có rãnh, vì bề mặt của nó làm nhiễu xạ ánh sáng đến, tạo ra ánh cầu vồng lung linh.

“Đây là nhiễu xạ có vị ngon nhất mà bạn từng thấy”, David A.Weitz, giáo sư vật lý và vật lý ứng dụng tại Harvard chia sẻ trên NYT.

Kamkar và Weitz không phải là những người duy nhất bị quyến rũ bởi viễn cảnh tạo ra chocolate ngũ sắc.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Sĩ đã thành công trong nhiệm vụ sản xuất chocolate lấp lánh – nhiệm vụ xuất phát từ một lần tán gẫu trong giờ nghỉ, trong căn bếp gần văn phòng của họ.

Trong một tuyên bố từ ETH Zürich, quy trình sản xuất chocolate của nhóm đã sẵn sàng để mở rộng quy mô công nghiệp và sẵn sàng để đem ra thảo luận với các nhà sản xuất chocolate lớn.

Hoài Anh

Theo IFL Science