Chiến tranh ở Ukraine có thể khiến Trạm vũ trụ quốc tế "sụp đổ"
(Dân trí) - Chiến tranh Nga-Ukraine diễn biến phức tạp, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga đã cảnh báo hậu quả các lệnh trừng phạt từ phương Tây có thể dẫn đến "sự sụp đổ" của trạm ISS.
Bất chấp những xung đột từ cuộc khủng hoảng Ukraine đang căng thẳng tột độ, cùng với những lệnh trừng phạt từ EU và phương Tây, ba phi hành gia Nga đã bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trên một tên lửa Soyuz.
Theo đó, chuyến đi được dẫn đầu bởi phi hành gia giàu kinh nghiệm Oleg Artemiev, cùng với Denis Matveïev và Sergei Korsakov. Tên lửa Soyuz cất cánh lúc 3:55 PM (giờ GMT), chuyến bay kéo dài ba giờ đồng hồ tới ISS. Theo hình ảnh do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) truyền về, ba phi hành gia đã lên tới Trạm ISS thành công và được chào đón bởi những phi hành gia khác đang làm nhiệm vụ trên đó.
"Sự sụp đổ của ISS"?
Thời gian gần đây, hợp tác không gian giữa Nga và các nước phương Tây là một trong số ít lĩnh vực không phải chịu quá nhiều ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow, sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.
Một số căng thẳng đã xuất hiện sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bổ nhiệm nhà dân tộc chủ nghĩa Dmitry Rogozin làm người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga, Roscosmos vào năm 2018. Người mà đã thường xuyên thể hiện, ủng hộ mình đối với vấn đề mà Nga gọi là "một hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine.
Dmitry Rogozin tuyên bố rằng, các lệnh trừng phạt gần đây của phương Tây đang áp dụng đối với Moscow có thể khiến Trạm ISS sụp đổ. Theo ông, hoạt động của các tàu con thoi Nga cung cấp cho ISS sẽ bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt, làm ảnh hưởng đến Trạm Vũ trụ Quốc tế.
"Đều này có thể gây ra Trạm ISS nặng 500 tấn sẽ phải "hạ cánh", ông đã cảnh báo.
Nga có vai trò không nhỏ trong hoạt động của trạm ISS. Cụ thể, các động cơ đẩy của các tàu Nga được sử dụng phục vụ cho việc điều chỉnh quỹ đạo của cấu trúc không gian trên trạm vũ trụ. Đây là một quy trình được thực hiện mười lần một năm để giữ cho Trạm ISS ở độ cao thích hợp hoặc để tránh các mảnh vỡ không gian trên đường di chuyển của nó.
Joel Montalbano, giám đốc chương trình trạm của NASA, xác nhận rằng chỉ người Mỹ không có khả năng này.
"ISS được thiết kế theo nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau (…), nó không phải là một quá trình mà một nhóm có thể tách khỏi nhóm kia. Hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy các đối tác Nga của chúng tôi muốn làm những điều khác biệt. Vì vậy, chúng tôi có kế hoạch tiếp tục hoạt động như hiện nay, "ông nói.
Các phi hành gia bị ảnh hưởng từ cuộc khẩu chiến Nga và phương Tây
Người đứng đầu cơ quan Vũ trụ Nga, Rogozin cũng đã có cuộc trao đổi với tỷ phú Elon Musk, người sáng lập công ty vũ trụ SpaceX: "Elon, ra khỏi nhà vệ sinh để chúng ta có thể nói chuyện một chút", Rogozin đã tweet, đề cập đến một thông điệp từ ông chủ SpaceX, người mới đây đã đưa ra lời thách thức Tổng thống Vladimir Putin về một "cuộc chiến giữa người với người" ở Ukraine.
Trên tàu ISS, các phi hành gia Nga và Mỹ tránh nói về cuộc xung đột vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và gây ra một trong những cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Nhưng phi hành gia người Mỹ, Mark Vande Hei đã phải gánh chịu hậu quả của cuộc khẩu chiến giữa Nga và phương Tây, khi Roscosmos tung ra một đoạn video nói đùa rằng, anh có thể ở trên ISS thay vì quay trở lại trái đất trên một tên lửa Soyuz (của Nga) vào ngày 30/3.
Scott Kelly, một phi hành gia NASA khác có kỷ lục về số ngày liên tục trong không gian đã bị phá vỡ bởi Mark Vande Hei trong tuần này, anh ta đã đáp trả lại trò đùa với cơ quan vũ trụ Nga bằng cách từ chối huy chương do chính phủ Nga trao tặng.
Sự kiện mới nhất trong hợp tác không gian, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ra thông báo rằng, họ đã đình chỉ sứ mệnh ExoMars của Nga-Châu Âu và đang tìm kiếm các phương án thay thế cho việc phóng 4 sứ mệnh khác do cuộc tấn công ở Ukraine.
Trong khi, Dmitry Rogozin chỉ trích đây là "một sự kiện rất cay đắng" và nói rằng Nga có thể tự mình thực hiện sứ mệnh này "trong một vài năm".