1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Châu Đại Dương di chuyển khi đổi mùa

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới cho thấy châu Đại Dương nghiêng và di chuyển với một mức độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi chuyển mùa. Nghiên cứu này cho rằng sự chuyển động của khối lục địa xảy ra do sự chuyển động theo mùa của các dòng nước trên toàn cầu.

Châu Đại Dương di chuyển khi đổi mùa - 1

Tác giả chính của nghiên cứu này – ông Shin Chan Han - giáo sư về kỹ thuật tại Đại học Newcastle ở Úc cho biết “Sự chuyển động đó gây ra một biến đổi khá lớn có thể phát hiện và đo đếm được ở châu Úc”.

Những phát hiện mới này có thể giúp các nhà nghiên cứu tính toán chính xác trọng tâm của trái đất, từ đó cho phép kiểm tra chính xác các phép đo vệ tinh và GPS siêu chính xác.

Tất các các vật thể đều có trọng tâm. Trọng tâm của Trái đất nằm gần trung tâm của phần lõi nóng chảy – khoảng 6.000km bên dưới bề mặt. Sự phân bố của nước trên bề mặt trái đất thay đổi theo mùa – chủ yếu thông qua lượng mưa và nước bốc hơi – làm cho trọng tâm của hành tinh dịch chuyển khoảng vài mm theo các hướng khác nhau.

Sự dịch chuyển theo mùa

Han và các đồng nghiệp của ông muốn tìm hiểu rõ hơn về cách châu Úc di chuyển theo chuyển động của dòng nước bên trong và xung quanh lục địa này. Mặc dù Trái đất trông giống một khối cầu, thực tế nó vẫn có một chút sai lệch: sự phân bố nước và lớp vỏ lục địa làm trọng tâm của Trái đất hơi bị lệch một chút.

Han cho biết, mới đầu ông chỉ xem xét biến dạng mặt đất do khí hậu địa phương gây ra. Nhưng sau đó, ông nhận ra rằng tác động của sự chuyển động của nước trong các đại dương trên toàn cầu cũng quan trọng như sự chuyển động của nước ở địa phương. Nhóm nghiên cứu đã tính toán sự thay đổi lực hấp dẫn của trái đất từ 2 vệ tinh trong không gian, từ sự khác biệt đó, các nhà khoa học có thể tính toán trọng tâm của trái đất ở bất kỳ thời điểm nào, và châu lục này đã di chuyển ở mức độ nào.

Các ảnh GPS cho thấy hướng dịch chuyển của châu Úc theo từng tháng
Các ảnh GPS cho thấy hướng dịch chuyển của châu Úc theo từng tháng

Trong mùa hè ở Úc (mùa đông ở Bắc bán cầu), châu lục này đã di chuyển về phía Tây bắc 1mm và rìa phía Tây Bắc của lục địa bị nhấn thấp xuống 2 – 3mm, đồng thời, ở phần góc đối diện của lục địa (rìa đông nam) cũng nâng lên 2-3mm. 6 tháng sau – khi mùa đông đến thì xu hướng này lại ngược lại, lục địa này lại dịch chuyển về phía đông nam và độ nghiêng của nó cũng đảo ngược.

Nghiên cứu này được báo cáo trên tạp chí về địa lý Journal of Geophysical Research

Giáo sư Han thấy rằng phần lớn sự chuyển động của châu Đại Dương gây ra do sự chuyển động của nước ở những nơi nằm cách xa lục địa này. Chẳng hạn như, vào mùa đông ở Bắc bán cầu, do lượng băng tuyết tích tụ lớn ở phía Bắc nên trọng tâm của Trái đất dịch về phía bắc. Khi những băng tuyết này tan thành nước, bốc hơi vào khí quyển và trọng tâm của Trái đất lại chuyển về gần nam Thái Bình Dương hơn. Tuy nhiên, “tất cả các châu lục trên toàn cầu đều bị ảnh hưởng bởi mô hình này ở các mức độ khác nhau”.

Anh Thư (Theo Livescience, Sciencedaily)