Các nhà khoa học xác định hai gene chính để tái sinh của “khủng long 6 sừng” Axolotl

(Dân trí) - Kỳ giông Axolotl, hay còn gọi là kỳ giông Mexico, khủng long 6 sừng, có đặc tính tái sinh rất kì lạ đã khiến chúng trở thành một trong những loài kỳ giông được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới.

Các nhà khoa học xác định hai gene chính để tái sinh của “khủng long 6 sừng” Axolotl - 1

Năm 2018 bộ gene của chúng, dài hơn 10 lần so với con người, trở thành bộ gene dài nhất chưa được giải trình tự. Tuy nhiên, hiểu được chức năng của các gene liên quan đến khả năng tái sinh axolotl đã chứng minh một thách thức đối với các nhà khoa học, vì chúng được chứa trong các chuỗi DNA dài lặp đi lặp lại.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đã phát triển một nền tảng sàng lọc mới để có khả năng khắc phục vấn đề này và đưa khả năng áp dụng quy trình tái tạo này cho con người một bước gần hơn.

Nền tảng sàng lọc mới lạ của các nhà khoa học liên quan đến việc tạo ra các dấu hiệu để theo dõi 25 gene được nghi ngờ có liên quan đến tái tạo chân tay của kỳ giông axolotl. Nó tái sinh hầu hết mọi thứ sau khi xảy ra các chấn thương, Parker Flowers, đồng tác giả và là giáo sư sinh học phân tử, tế bào và phát triển tại Đại học Yale, cho biết.

Từ phương pháp tiếp cận nhiều bước mới được công bố, các nhà nghiên cứu của Yale đã phát hiện ra hai gene, catalase và fetuin-b, cần thiết cho sự tái tạo tế bào ở các chi và tái tạo một phần đuôi.

Các nhà khoa học hiện hy vọng rằng một ngày nào đó thông tin được thu thập từ bộ gene của kỳ giông axolotl sẽ dẫn đến các đặc tính tái tạo được áp dụng ở người, chẳng hạn như trong việc khôi phục các mô bị hỏng.

Axolotl được mô tả là cá đi bộ ở Mexico, được coi là cực kỳ nguy cấp kể từ năm 2006. Tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều, nhưng đã được nhân giống để nghiên cứu từ năm 1863, và sự phổ biến của chúng hiện nay chủ yếu được nuôi làm thú cưng. Ở Việt Nam hiện đã được du nhập như một loài sinh vật cảnh mới.

Khôi Nguyên

Theo IFL Science