Các nhà khoa học đã thực hiện thành công phôi lai giữa… người và cừu

(Dân trí) - Kết thúc năm 2018, mở đầu năm 2019, một nhóm các nhà di truyền học vừa xác nhận thông tin đã tạo ra một “thành quả” là phôi lai tạo giữa người và… cừu. Họ cho rằng đây là tương lai của việc cứu sống các bệnh nhân cần hiến tạng.

Phương pháp đặc biệt được tiết lộ đó là các nhà khoa học sẽ đưa tế bào gốc của con người vào phôi cừu, tạo ra một phôi lai với hơn 99% là cừu.

Đầu năm 2019, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra thông tin gây sốc.
Đầu năm 2019, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra thông tin gây sốc.

Thông tin này có thể gây sốc trong giới khoa học, nhưng các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng “phần con người” của phôi đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm trước khi chúng bị “phá hủy” sau 28 ngày.

Nhà nghiên cứu sinh vật học Hiro Nakauchi từ Đại học Stanford trong một bài thuyết trình về nghiên cứu ở Austin, Texas, giải thích rằng, theo số lượng tế bào, chỉ có khoảng 1/10.000 tế bào (hoặc ít hơn) trong phôi cừu là từ con người.

Nghiên cứu được xây dựng dựa trên các thí nghiệm trước đây của một số nhóm nghiên cứu đã chứng kiến ​​các nhà khoa học phát triển thành công tế bào người bên trong phôi lợn giai đoạn đầu trong phòng thí nghiệm, tạo ra các giống lai giữa lợn và người mà các nhà nghiên cứu mô tả là “loài xen kẽ”.

Mặc dù, thông tin này hiện đang gây rất nhiều tranh cãi nhưng một số ý kiến lại cho rằng, những thí nghiệm gây chia rẽ giới khoa học một ngày nào đó có thể cung cấp một giải pháp độc đáo cho hàng ngàn người trong danh sách cần được hiến tạng.

"Ngay cả với các cơ quan phù hợp nhất, ngoại trừ nếu chúng đến từ cặp song sinh giống hệt nhau cũng không thể tồn tại vì theo thời gian, hệ thống miễn dịch liên tục của cơ thể sẽ tấn công và đào thải dị vật", Davis, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu sinh học Pablo Ross từ Đại học California cho biết.

Để việc cấy ghép hoạt động, các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm cho rằng ít nhất phải có khoảng 1% tế bào của phôi cần phải là từ con người.

Minh Long (Theo Science Alert)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm