Các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm lỗ đen trong Hệ Mặt trời

(Dân trí) - Các nhà khoa học tại Đại học Harvard của Mỹ bắt đầu phát triển một phương pháp phát hiện lỗ đen ở các khu vực rìa phía ngoài của Hệ Mặt trời.

Các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm lỗ đen trong Hệ Mặt trời - 1

Điều này sẽ giúp xác định bản chất của một vật thể giả định có tên là hành tinh X.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu gần Trái đất thật sự có một lỗ đen tồn tại, thì nó có thể được phát hiện ra qua sự bùng phát tăng cường xảy ra khi sao chổi từ đám mây tinh vân Oort rơi vào trường hấp dẫn của một vật thể kỳ lạ và bị phá vỡ bởi lực thủy triều.

Đồng thời, chúng bị nung nóng do ma sát với các luồng khí bị cuốn vào lỗ đen và phát ra bức xạ. Sự bùng phát này có thể được ghi lại bằng các công cụ thiên văn trên mặt đất theo chương trình dự án Legacy Survey of Space and Time tại Đài thiên văn Vera Rubin ở Chile, sẽ được phóng lên vũ trụ khoảng năm 2022.

Phương pháp này sẽ phát hiện các lỗ đen nhỏ có khối lượng bằng một hành tinh hoặc loại trừ sự tồn tại của chúng bên trong giới hạn của Đám mây tinh vân Oort, bao gồm khoảng một trăm nghìn đơn vị vật thể thiên văn.

Trước đó vào năm 2019, một nhóm các nhà vật lý quốc tế đến từ Anh và Mỹ đã đưa ra giả thuyết rằng hành tinh thứ chín của Hệ Mặt trời, hay còn gọi là Hành tinh X, thực sự là một lỗ đen nguyên thủy có kích thước bằng một quả bóng tennis hoặc một quả bóng bowling.

Các nhà khoa học cho rằng một trong những lỗ đen nguyên thủy, hiện tượng không phải là hiếm gặp trong Dải Ngân hà có thể bị Hệ Mặt trời chiếm giữ. Bởi vì sự xuất hiện của Hành tinh X cũng được giải thích bằng việc bị chiếm giữ (trong trường hợp này là một hành tinh lang thang), nên theo giải thuyết, những sự kiện này có thể xảy ra với xác suất ngang nhau.

M.P 

Theo Sputnik

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm