1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Các nhà khảo cổ phát hiện bộ xương tổ tiên của loài rùa

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc bộ xương một loài bò sát bất thường, cho phép tìm hiểu về loài rùa đầu tiên trên Trái đất, từng sống vào đầu kỷ Jura, tại vùng đất mà trong tương lai sẽ là châu Á.

Phát hiện của họ và hình ảnh bộ xương "tổ tiên của tất cả loài rùa" được giới thiệu trong tạp chí Nature.

"Lịch sử loài rùa là một trong những bí ẩn lớn của ngành cổ sinh vật học qua nhiều thập kỷ. Phát hiện xương Eorhynchochelys làm rõ tình hình và giúp chúng tôi hiểu về loài bò sát này", ông Olivier Rieppel từ Bảo tàng Fields ở Chicago (Mỹ) cho biết.

Khi nghiên cứu trầm tích giai đoạn đầu kỷ Jura, hình thành ở miền Nam Trung Quốc khoảng 220 triệu năm trước, Rieppel và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra xương của một sinh vật cực kỳ bất thường, vừa tương tự như thằn lằn nguyên thủy, vừa giống rùa.


Bộ xương của Eorhynchochelys

Bộ xương của Eorhynchochelys

Khi tiến hành khai quật ở thị trấn Heshantszin ở tỉnh Quý Châu, các nhà khoa học đã thấy bộ xương hai mét của loài bò sát.

Sinh vật này được đặt tên Eorhynchochelys sinensis, hoặc "con rùa có mỏ Trung Quốc", có đuôi rất dài và mỏng, xương sống của nó vẫn chưa phát triển trong dưới lớp mai.

Phát hiện Eorhynchochelys sinensis xác nhận các nghiên cứu di truyền cho thấy rùa có họ hàng với chim và cá sấu ngày nay.

M.P (Theo Sputnik)