Bom nguyên tử hoạt động thế nào?
(Dân trí) - Kể từ vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vũ khí hạt nhân đã được kích nổ hơn 2.000 lần để thử nghiệm và phô trương sức mạnh quân sự.
Bom nguyên tử (bom A), là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó sinh ra bởi các phản ứng phân hạch hoặc hợp hạch hạt nhân. Dù là loại nhỏ nhất, sức công phá của bom hạt nhân cũng lớn hơn bất kỳ vũ khí được quy ước nào.
Bom nguyên tử sử dụng nguyên tắc phân hạch để sản sinh ra năng lượng. Phản ứng phân hạch xảy ra khi ta bắn các hạt neutron vào hạt nhân nguyên tử, quá trình này giải phóng năng lượng rất lớn và phóng xạ.
Sau rất nhiều cuộc thí nghiệm thì các nhà khoa học đã phát hiện ra Uranium-235 và Plutonium là những nguyên tố phù hợp nhất để thực hiện phản ứng phân hạch.
Bom nguyên tử lấy năng lượng từ chuỗi các phản ứng phân hạch dây chuyền, càng nhiều phản ứng xảy ra, sức công phá càng lớn. Ước tính, nó có sức công phá tương đương với 30.000 - 300.000 tấn thuốc nổ, có thể dễ dàng phá hủy hoàn toàn một thành phố.
Vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào giai đoạn cuối Thế chiến II, khi Không quân Hoa Kỳ thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Sau đó chỉ 1 ngày, Hoa Kỳ tiếp tục thả một quả bom phân hạch thứ 2 có biệt danh là "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản. Những vụ ném bom này đã khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng, trong đó đa số là dân thường.