1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Bơi cùng cá mập khiến con người muốn cứu lấy loài vật này

(Dân trí) - Trải nghiệm nghe có vẻ điên rồ này có thể sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn về những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất dưới nước này.

Bơi cùng cá mập khiến con người muốn cứu lấy loài vật này - 1

Các nhà khai thác du lịch động vật hoang dã tuyên bố rằng những hoạt động của họ khiến con người quan tâm nhiều hơn đến các loài nguy cấp cần bảo vệ. Những người khác cho rằng đây chỉ là cho người khác, còn họ đã quá rõ, mà không làm thay đổi được tình cảm hay nhận thức gì. Nỗ lực ban đầu đã mang lại một vài tin tức tốt cho những nhà cung cấp du lịch và những người đang tìm cách gia tăng ủng hộ việc bảo tồn động vật hoang dã.

Ngoài cảng Lincoln, Nam Australia, thợ lặn có thể đứng trong một chiếc lồng ở một khu vực hay xuất hiện cá mập trắng lớn, có khả năng là kẻ săn mồi đáng sợ nhất đại dương. Nghiên cứu sinh tại Đại học Nam Coss, Kirin Apps và Tiến sĩ Charlie Huveneers đến từ Đại học Flinders đã khảo sát 783 người trước khi họ tham gia trải nghiệm, 54% trong số đó đồng ý liên hệ để thực hiện khảo sát sau đó. Nhiều tháng sau, đôi khi là nhiều năm sau, một bản khảo sát thứ hai được gửi tới những người đã đồng ý, trong đó có 136 người đã trả lời.

Một bài báo trên tờ Marine Policy viết rằng với 7 trong số 8 biện pháp đã được thử nghiệm, việc hỗ trợ bảo tồn cá mập đã tăng lên. Nhiều thợ lặn đã tham gia các nhóm trên các phương tiện xã hội với mục đích cứu cá mập, và việc kí các kiến nghị và tuyên truyền về cá mập đến bạn bè cũng phổ biến hơn trước cuộc thử nghiệm lặn này. Những người được hỏi đã có ý thức hơn về những mối đe dọa với cá mập, và hiểu biết hơn về vai trò của chúng trong hệ sinh thái biển, sau trải nghiệm lặn.


Nhìn từ ngoài trông khá đáng sợ, nhưng nhìn từ bên trong, trông nó rất tráng lệ - Ảnh từ Stefan Pircher.

Nhìn từ ngoài trông khá đáng sợ, nhưng nhìn từ bên trong, trông nó rất tráng lệ - Ảnh từ Stefan Pircher.

Tiến sĩ Huveneers nói với IFLScience rằng trải nghiệm lặn cùng cá mập đã được chọn để nghiên cứu, vì nhiều người tham gia đang tìm kiếm cảm giác hưng phấn. Các đoạn phim về những sự kiện hiếm hoi khi các mập va chạm mạnh với lồng được lưu hành rộng rãi, nên nhiều người rất mong chờ được trải nghiệm, hoặc ít nhất cảm nhận sự nguy hiểm. Do vậy, những người tham gia trải nghiệm bắt đầu có những quan điểm đa dạng về việc bảo tồn hơn so với những tour du lịch hoang dã khác.

Trải nghiệm này có tác động đến cảm xúc rất mạnh, có lẽ là mạnh nhất đối với những người từng có ý kiến tiêu cực về cá mập. App cho biết: “Nhiều người rất bất ngờ bởi trải nghiệm này. Họ đến đây với ý nghĩ rằng đó sẽ là một trải nghiệm đáng sợ, nhưng khi ra khỏi nước, họ dùng những từ như đẹp đẽ, hòa bình và tráng lệ - những từ họ không hay liên tưởng đến cá mập”.

Tiến sĩ Huveneers nói với IFLScience: “Chúng tôi không thử nghiệm cụ thể xem do những tài liệu về cá mập có trên thuyền hay do chính trải nghiệm lặn đã tạo ra sự khác biệt”. Ông bổ sung rằng nhóm đối tượng nghiên cứu quá nhỏ để chia nhỏ ra xem liệu tác động có phai dần với những người đã trải nghiệm từ rất lâu trước đó hay không. Nghiên cứu này cũng chỉ kiểm chứng thái độ với cá mập, hơn là việc bảo tồn biển nói chung.

Liệu nó có thể có tác dụng với những người miễn cưỡng tham gia không? Có thể thuyết phục người ghét cá mập nổi tiếng nhất thế giới bơi không? Huveneers nói: “Bạn sẽ phải hỏi ông ta thôi”.

Lộc Xuân (Theo IFLScience)