Bí mật đằng sau những vũ khí nghìn năm của đội quân đất nung Tần Thuỷ Hoàng

(Dân trí) - Kể từ khi được phát hiện vào những năm 1970, việc bảo quản nguyên bản các vũ khí được chôn cất cùng với đội quân đội đất nung của Tần Thuỷ Hoàng đã khiến các nhà khoa học bối rối.

Bất chấp vị trí bảo vệ trong lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng trong hơn 2.000 năm, các chiến binh và các thành phần bằng đồng của vũ khí đã bị phân rã nhiều.

Bí mật đằng sau những vũ khí nghìn năm của đội quân đất nung Tần Thuỷ Hoàng - 1
Đội quân đất nung của Tần Thuỷ Hoàng đến nay sau hang nghìn năm vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tin rằng các nhà sản xuất vũ khí thời nhà Tần đã phát triển một công nghệ chống gỉ tiên tiến, ngày nay được gọi là lớp phủ chuyển đổi Chromate, dựa trên việc phát hiện dấu vết crôm trên bề mặt vũ khí bằng đồng được chôn cất bởi những người lính. Đây là một công nghệ chỉ được cấp bằng sáng chế đầu thế kỷ XX và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu hiện cho rằng lý thuyết này nên được bỏ qua. Thay vào đó, việc bảo quản kim loại đáng kinh ngạc như vậy có lẽ là kết quả từ đất trong khu vực tạo tác.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 464 bộ phận vũ khí và phát hiện ra rằng ít hơn 10% có dấu vết của crôm - một phát hiện mà họ nói xác nhận rằng sự hiện diện của hóa chất không phải là phổ quát và không phải là một kỹ thuật bảo quản có chủ ý mà là một kỹ thuật trang trí thì hợp lý hơn.

Đối với câu hỏi về việc từ thời Tần, những người làm tượng đất nung đã biết cách chống gỉ mới lạ? Các nhà nghiên cứu nói rằng đó đơn giản là kết quả của chất hữu cơ bị phân hủy.

"Chúng tôi đã tìm thấy một hàm lượng crôm đáng kể trong bột sơn mài, nhưng chỉ có một dấu vết của crôm trong các sắc tố và đất gần đó, có thể là sự ô nhiễm", ông Marcos Martinón-Torres, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng đất có độ pH vừa phải được tìm thấy có khả năng góp phần vào việc bảo tồn. Để xác nhận kết quả, họ đã mô phỏng các bản sao tương tự chất liệu vũ khí của đội quân đất nung trong một buồng đặc biệt.

Đáng chú ý là các tượng đất nung sẽ được ở trong tình trạng gần như hoàn hảo ngay cả sau bốn tháng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt.

Đồng tác giả nghiên cứu Xiuzhen Li lưu ý rằng, vẫn có khả năng từ thời nhà Tần đã phát triển một số loại công nghệ đặc biệt chưa được biết.

Có hơn 2.000 chiến binh đất nung đã được khai quật và ước tính còn hàng ngàn người đất nung nữa. Đội quân này được trang bị vũ khí đầy đủ chức năng làm bằng đồng, bao gồm giáo, chùy, kiếm, móc, cũng như hơn 260 nỏ và có tới 40.000 đầu mũi tên.

Minh Long (Theo IFL Science)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm