Bí ẩn hệ thống chữ viết cổ đại Minoan

Trang Phạm

(Dân trí) - Trong một bước đột phá lớn, các nhà nghiên cứu châu Âu đã sử dụng các phương pháp mới để giải mã hệ chữ viết Linear A cổ đại của nền văn minh Minoan.

Bí ẩn hệ thống chữ viết cổ đại Minoan - 1
Hình cắt của một bảng chữ Linear A được tìm thấy tại cung điện Minoan.

Nghiên cứu được tiết lộ tập trung vào các biểu tượng và ký hiệu toán học Linear A để giúp giải mã ngôn ngữ. Chữ viết Linear A chủ yếu được sử dụng cho các tác phẩm tôn giáo của người Minoan. Cho đến nay vẫn chưa có một văn bản Linear A nào được giải mã. Nhưng phân tích khoa học gần đây, sử dụng toán học phân số để đưa ra một cách mới giải thích hệ thống chữ viết Linear A bí ẩn.

Nền văn minh Minoan có nguồn gốc từ các quần thể người từ thời đồ đá mới di cư đến châu Âu từ Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ. 9.000 năm trước, người Minoan đã trở thành những nông dân đầu tiên trên đảo Crete và các đảo Aegean khác.

Người Minoan phát triển mạnh mẽ ở khu vực Aegean trong thời kỳ đồ đồng, khoảng từ 3000 - 1450 trước Công nguyên. Các kỳ quan kiến ​​trúc của Knossos (Crete) đánh dấu đỉnh cao ảnh hưởng của người Minoan. Đến năm 1100 trước Công nguyên, người Minoan đã có dấu hiệu lụi tàn và bị thay thế bởi nền văn hóa Hy Lạp Mycenaean thời kỳ đồ đồng.

Nhà khảo cổ học người Anh thời Victoria, Arthur John Evans (1851-1941), đã khám phá ra cung điện Knossos, các hang động, hầm trú ẩn bằng đá, nhà ở và các khu định cư có niên đại 7000 năm trước Công nguyên. Vào thời kỳ Cung điện đầu tiên (khoảng 2.000 năm trước Công nguyên), khu vực đô thị Crete là nơi sinh sống của khoảng 18.000 người. Tuy nhiên, vào thời kỳ đỉnh cao, không lâu sau năm 1.700 trước Công nguyên, cung điện và thành phố xung quanh phục vụ dân số đã lên đến hơn 100.000 người.

Bí ẩn hệ thống chữ viết cổ đại Minoan - 2
Cung điện Knossos, Hy Lạp, nơi Linear A từng được sử dụng.

Chính trên đảo Crete, khoảng 3.500 năm trước, người Minoan cổ đại đã phát triển một hệ thống các phân số toán học chưa bao giờ được giải mã.

Silvia Ferrara, giáo sư Khoa Ngữ văn Cổ điển và Nghiên cứu Ý tại Đại học Bologna, đã công bố một nghiên cứu mới trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học dường như cuối cùng đã đưa ra lời giải cho bí ẩn của hệ thống chữ Linear A. Giáo sư tập trung vào số lượng, tỷ lệ phần trăm và tổng số được ghi lại liên quan đến vấn đề thương mại ở khu vực Aegean, nơi bị thống trị bởi người thiểu số và chữ viết bí ẩn của họ.

Được phát hiện lần đầu tiên bởi Arthur Evans, hệ thống chữ viết Linear A thuộc về một nhóm chữ viết phát triển độc lập với hệ thống chữ viết của người Ai Cập và nền văn minh Lưỡng Hà trong Thời kỳ Trung Minoan từ năm 1625–1450 trước Công nguyên.

Hệ thống chữ viết của người Minoan cổ đại bao gồm một tập hợp các ký hiệu cũng được sử dụng để trang trí đồ trang sức, đánh dấu các buổi cúng tế và vàng mã tại các khu bảo tồn tôn giáo. Tuy nhiên, việc sử dụng cơ bản của Linear A thực tế lại dành cho mục đích kế toán tại các trung tâm hành chính của Minoan thời kỳ đó.

Vấn đề khiến Linear A không thể giải mã được là do đã bị tổn tại hoặc không thể đọc được. Điều này đã làm cho bất kỳ giải thích nào về chữ viết này, cho đến nay đơn giản là không thể. Hơn nữa, ý nghĩa của các ký hiệu trong hệ thống số cổ đại này đã thay đổi đáng kể theo thời gian. Kết quả là, Linear A phần lớn vẫn chưa được giải mã, mặc dù các số nguyên của hệ thống đã được giải mã, trong khi giá trị của các ký hiệu phân số đã khiến các nhà sử học đau đầu.

Tuy nhiên, mới đây các thành viên dự án INSCRIBE của Hội đồng Nghiên cứu Châu Âu do giáo sư Ferrara đứng đầu, đã nghiên cứu các ký hiệu và biểu tượng Linear A ép vào các viên đất sét đồng thời áp dụng các chiến lược thống kê, tính toán, kiểu chữ cho câu đố của chữ viết.

Đầu tiên, các giá trị toán học được gán cho từng ký hiệu Linear A. Silvia Ferrara cho biết trong bài báo rằng nhóm nhà nghiên cứu của ông đã tập hợp các nhóm nghiên cứu khác nhau và thực hiện phân tích về các ký hiệu cùng phương pháp tính toán. Kết quả sẽ đưa ra một cái nhìn mới về vấn đề cũ này bằng cách loại trừ điều không thể có kết quả.

Gần bốn triệu phương pháp tiềm năng để dịch các phân số Minoan được so sánh với các phân số phổ biến bằng cách sử dụng phân tích thống kê. Điều này tạo ra một hệ thống có phần nhỏ nhất là 1/60.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, những phát hiện này dựa trên cách hệ thống chữ viết Linear A xử lý các phân số cũng được sử dụng để biểu thị các đơn vị đo lường trong hệ thống chữ viết Linear B của Hy Lạp Mycenaean sau này. Dựa trên tính liên tục lịch sử của việc sử dụng phân số và đơn vị đo lường trong cả hai chữ viết là một bước tiến lớn.

Silvia Ferrara cho biết nghiên cứu cho thấy rằng bằng cách kết hợp các phương pháp phân tích chữ viết cổ truyền thống với các mô hình và dữ liệu tính toán hiện đại, có thể đạt được tiến bộ đáng kể khi cố gắng giải mã chữ viết cổ, ngôn ngữ và hệ thống số.