Bệnh nhân thứ hai trong lịch sử nhiễm virus HIV đã được chữa khỏi

(Dân trí) - Trong lịch sử đại dịch HIV, chỉ có một bệnh nhân từng thành công trong việc chống lại được chủng virus phổ biến nhất, HIV -1. Mới đây, đã xuất hiện một người thứ 2.

Sau hơn một thập kỷ và với hơn nửa nghìn tỷ USD chi cho nghiên cứu HIV/AIDS trong thế kỷ này, cuối cùng chúng ta cũng biết rằng kết quả đáng kinh ngạc mới mang theo hi vọng có thể được nhân rộng.

Bệnh nhân thứ hai trong lịch sử nhiễm virus HIV đã được chữa khỏi - 1
Việc điều trị dứt điểm virus HIV đang mở ra những hướng đi mới.

Lần thứ hai, một bệnh nhân đã trải qua sự thuyên giảm kéo dài từ nhiễm HIV - 1 sau khi được điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc, các nhà khoa học báo cáo trong một bài báo mới được công bố trên tạp chí Nature.

12 năm kể từ khi “bệnh nhân Berlin” nổi tiếng làm nên lịch sử bằng cách trở thành người đầu tiên duy trì sự thuyên giảm sau khi nhiễm HIV - 1 mà không cần dùng thuốc ARV, nhưng trường hợp mới được công bố của một bệnh nhân nam vô danh người Anh đã chứng minh kết quả không phải là duy nhất.

"Bằng cách sử dụng một cách tiếp cận tương tự, chúng tôi đã chứng minh rằng bệnh nhân ở Berlin không phải là một sự bất thường, và đó thực sự là phương pháp điều trị giúp loại bỏ HIV ở hai người này", nhà virus học Ravindra Gupta từ Đại học London nói. .

Bệnh nhân ở Berlin thực ra là một người Mỹ (tên thật: Timothy Ray Brown) được chẩn đoán nhiễm HIV khi sống ở Đức. Năm 2007, anh đã thực hiện một ghép tủy xương hiếm gặp liên quan đến tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh bạch cầu.

Thật bất ngờ, việc điều trị bằng tế bào gốc từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5 đã giúp chữa khỏi căn bệnh thế kỷ mà Timothy Ray Brown mắc phải.

Mặc dù về mặt kỹ thuật là không chính xác, vì sự thuyên giảm và cách chữa trị không giống nhau.

Bệnh nhân thứ hai trong lịch sử nhiễm virus HIV đã được chữa khỏi - 2
Các loại thuốc dành cho bệnh nhân mắc HIV một tương lai không xa có thể sẽ “nghỉ hưu”.

Trong trường hợp mới, hiện được mệnh danh là “Bệnh nhân London”, người đàn ông vô danh cũng đã được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có cùng đột biến gen CCR5, lần này ca ghép diễn ra trong khi người đàn ông đang điều trị ung thư hạch Hodgkin.

16 tháng sau khi thực hiện ca ghép, đáng chú ý là không bao gồm xạ trị, không giống như bệnh nhân ở Berlin, bệnh nhân London đã ngừng sử dụng thuốc ARV (còn gọi là liệu pháp ART) và hiện điều trị HIV trong hơn 18 tháng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng, điều đó quá sớm để nói rằng anh ta đã được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng dù sao đó cũng là một bước đi đầy hứa hẹn.

"Đến 10 năm sau khi báo cáo thành công của bệnh nhân Berlin, trường hợp mới này xác nhận rằng cấy ghép tủy xương từ người hiến tặng âm tính CCR5 có thể loại bỏ virus HIV còn sót lại và ngăn chặn mọi dấu vết của virus khỏi sự phục hồi”, các nhà nghiên cứu chia sẻ.

Các bác sĩ nói rằng họ sẽ cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân ở London để xem tình trạng của anh ta phát triển như thế nào, và chỉ ra rằng phương pháp điều trị này không có hiệu quả với tất cả bệnh nhân. Đó là không kể đến việc các tế bào gốc được hiến tặng được sử dụng trong trường hợp này là rất hiếm, do đột biến CCR5.

Tuy nhiên, nghiên cứu trong tương lai mang theo hi vọng sẽ tìm ra phương pháp chữa trị HIV cuối cùng, hiện đang lây nhiễm cho khoảng 37 triệu người trên toàn thế giới.

"Kết quả cho chúng ta biết rằng tính khả thi, và quan trọng là khả năng phương pháp này có thể đạt được nhờ lĩnh vực chỉnh sửa gene và các liệu pháp gene liên quan đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại đáng kể trong lĩnh vực này”, nhà nghiên cứu về nhiễm trùng và miễn dịch Anthony Kelleher ở Australia, người không tham gia nghiên cứu nhận định.

Trang Phạm (Theo Science Alert)