1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Bắn phá bức xạ từ siêu tân tinh cổ xưa có thể đã gây biến đổi khí hậu

(Dân trí) - Theo mô hình máy tính do nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Kansas lập, một cặp siêu tân tinh đã phát nổ cách đây khoảng 1,7 - 8,7 triệu năm trong phạm vi 300 năm ánh sáng, có thể đã giải phóng bức xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống trên Trái đất thời tiền sử và thậm chí gây ra kỷ băng hà.

Bắn phá bức xạ từ siêu tân tinh cổ xưa có thể đã gây biến đổi khí hậu - 1

Nghiên cứu trước đây của trường Đại học Kansas được công bố vào tháng tư về sự lắng đọng của đồng vị sắt-60 dưới đáy biển thời xa xưa, đã cung cấp bằng chứng cho thấy hai siêu tân tinh (một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng PV) đã phát nổ cách Trái đất 300 năm ánh sáng. Siêu tân tinh là một ngôi sao phát nổ nguồn năng lượng, có thể làm tăng 20 lần độ sáng của tất cả các ngôi sao. Hiện tượng này diễn ra là do một ngôi sao lùn trắng được bồi tụ quá nhiều khí từ một ngôi sao bên cạnh mà nó kích nổ - siêu sao sử dụng hầu hết khí hydro cũng như heli và tự phát nổ hoặc do 2 ngôi sao lùn trắng va vào nhau. Các đồng vị như sắt-60 là dấu hiệu của các sự kiện đó.

Trong trường hợp này, một ngôi sao đã phát nổ cách đây 1,7 - 3,2 triệu năm, còn ngôi sao kia nổ là trong khoảng 6,5-8,7 triệu năm về trước. Hiện tượng này đã dẫn đến những đêm tràn ngập ánh sáng xanh chói, có thể phá vỡ giấc ngủ của động vật, nhưng vấn đề lớn ở đây là bước tiến trong bức xạ vũ trụ không chỉ làm ảnh hưởng đến động vật trên cạn, mà cả sinh vật biển.

"Vấn đề lại chuyển hướng sang các tia vũ trụ" Adrian Melott, PGS. vật lý nói. "Các tia vũ trụ chứa nguồn năng lượng cao rất hiếm. Nhưng ở đây, chúng lại tăng mạnh theo hệ số vài trăm trong vòng hàng trăm nghìn năm. Tia vũ trụ năng lượng cao có thể thâm nhập vào bầu khí quyển. Chúng phá hủy các phân tử, làm cho các điện tử tách khỏi nguyên tử và di chuyển xuống mặt đất. Thông thường, điều đó chỉ diễn ra ở trên cao".

Theo nhóm nghiên cứu, siêu tân tinh đã làm cho Trái đất phải tiếp xúc với số lượng hạt muon lớn gấp 20 lần mức thông thường. Các hạt hạ nguyên tử tấn công Trái đất mọi lúc, nhưng ít gây thiệt hại. GS. Melliot cho rằng dù hạt muon nặng hơn điện tử hàng trăm lần, nhưng nó có thể thâm nhập sâu 100m vào đá rắn mà không cần tương tác, nhưng với liều lượng lớn, ảnh hưởng sẽ là không nhỏ.

Theo ước tính của GS. Melliot, trong trường hợp của siêu tân tinh, liều lượng bức xạ đã tăng theo hệ số 3, đủ để tăng tần suất gây bệnh ung thư và tỷ lệ đột biến. Sự cố này cũng có thể đã gây biến đổi khí hậu cách đây khoảng 2,59 triệu năm bằng cách ion hóa tầng khí quyển thấp rất giống buồng mây trong phòng thí nghiệm và làm tăng độ che phủ mây để làm mát Trái đất.

N.P.D-NASATI (Theo Gizmag)