1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Bản điêu khắc sớm nhất của Pháp mô tả một con bò đã tuyệt chủng

(Dân trí) - Một bức chạm khắc từ 38.000 năm trước đã mô tả một con bò rừng châu Âu – tổ tiên đã tuyệt chủng của loài bò nhà ngày nay.

Bản điêu khắc sớm nhất của Pháp mô tả một con bò đã tuyệt chủng - 1

Bức chạm khắc lâu đời nhất được biết đến ở Pháp này có niên đại khoảng 38.000 năm trước và mô tả một con bò rừng châu Âu - vị tổ tiên khổng lồ của bò nhà ngày nay.

Bức chạm khắc này được đăng tải trên tạp chí Quaternary International và cũng là hình ảnh lâu đời nhất được biết đến trên thế giới kết hợp thể hiện động vật với các hình thức trừu tượng. Bức khắc gồm nhiều dấu chấm nổi bật xung quanh con bò.

Bức chạm khắc đá này được chế tác bởi những người Aurignac – loài người khôn ngoan (Homo sapien) đầu tiên đến châu Âu khoảng 43.000 – 33.000 năm trước.

Đồng tác giả của nghiên cứu này, giáo sư Randall White công tác tại Trung tâm nghiên cứu nguồn gốc con người của Đại học New York nói rằng “chúng tôi chỉ có thể tưởng tượng ra sự hứng thú của các thợ chạm Aurignac, có lẽ là kích thước khổng lồ của con vật”.

Hầu hết các bức vẽ của người Aurignac đều là các con vật lớn, bao gồm ngựa, voi ma mút và bò rừng.

Ông giải thích rằng, những con vật này thuộc nhóm những động vật ăn cỏ lớn nhất ở châu Âu vào cuối kỷ Pleistocene, khi những người Neanderthal vẫn còn ở quanh đó. Loài bò rừng châu Âu cao gần 2,1m khi đứng và nặng khoảng 900 kg.

Khu vực nơi chứa bức chạm khắc có tên là Abir Blanchard và đã trải qua nhiều cuộc khai quật trong những năm qua, nó đã mang đến các đồ trang trí cá nhân rất phong phú, nhiều nguyên liệu thô kỳ lạ từ dãy núi Pyrenees, bờ biển Đại Tây Dương và bờ biển Địa Trung Hải. “Điều này cho thấy, Abri Blanchard có thể là nơi mà nhóm người Aurignac gặp gỡ để buôn bán, kể chuyện và tiến hành các nghi lễ”.

Những bức hình này cũng phù hợp với các mô hình địa lý xã hội coi nghệ thuật và trang trí cá nhân là dấu ấn của bản sắc xã hội ở cấp độ khu vực, nhóm và cá nhân”

Công cụ chủ yếu của họ được làm bằng xương hoặc gạc.

“Những người Aurignac có thể có một mối quan hệ mang tính biểu tượng đặc biệt với bò rừng khi lõi sừng bò rừng được “điêu khắc thành hình dương vật và được tìm thấy tại một trong những lò sưởi ở Abri Blanchard trong các cuộc khai quật trước đây”.

Giáo sư White, trưởng nhóm nghiên cứu Raphaelle Bourrillon và các đồng nghiệp của họ nghi ngờ rằng loài bò rừng này có thể đóng vai trò là biểu tượng cho khả năng tình dục của đàn ông. Họ cũng không loại trừ khả năng rằng một người Neanderthal đã tạo nên bức chạm khắc này, mặc dù đến hiện tại đã có một chiếc răng người được tìm thấy tại khu vực này, và “dường như nó không thuộc về người Neanderthal”.

White cũng lưu ý rằng, khi hoàn thành những bức chạm khắc trước đó của châu Âu có xu hướng nằm trên các bề mặt hướng xuống dưới, và có thể “bao hàm một số loại hành động có mục đích”

Các chuyên gia nghệ thuật hang động khác suy đoán, những mô tả này mang ý nghĩa nào đó về tâm linh hoặc pháp thuật, và có thể được sử dụng trong các nghi lễ liên quan. Tuy nhiên, giáo sư White cho rằng, trong trường hợp này, các khối chạm khắc “được tìm thấy giữa các mảnh vỡ của cuộc sống thường ngày – và không tách khỏi chúng” cho thấy động cơ có vẻ trần tục hơn.

Không có bằng chứng nào về sự thuần hóa bò rừng ở thời điểm chạm khắc, cũng như bằng chứng về việc con người uống sữa hoặc sử dụng chúng để vận chuyển hàng hóa. Những người Aurignac săn bắn và hái lượm trong lúc di chuyển. Họ đã giết bò rừng để làm thức ăn, và cũng sử dụng da, xương và sừng của chúng để tạo ra các đồ vật.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những người Aurignac này bị cuốn hút bởi loài sư tử, vì các tác phẩm nghệ thuật sau đó thể hiện những con mèo lớn đang đuổi theo các con bò rừng.

Về các dấu chấm trên bức chạm khắc thì chưa ai biết được ý nghĩa của chúng.

Giáo sư White cho rằng: “phải mất nỗ lực đáng kể để tạo ra chúng và chúng có trước những con vật. Vẫn chưa rõ sự trừu tượng này có ý nghĩa chính xác là gì”.

Anh Thư (Tổng hợp)