Ảnh hưởng từ ô nhiễm ánh sáng

(Dân trí) - Ở rất nhiều thành phố và thị trấn đông dân, ánh sáng từ các tòa nhà cao tầng và các căn hộ cũng như đèn đường làm mờ tầm nhìn từ vũ trụ và gây ra một vấn đề môi trường mang tên “ô nhiễm ánh sáng”.

“Ô nhiễm ánh sáng là hậu quả ngoài ý muốn phát sinh từ việc sử dụng ánh sáng nhân tạo” – phát biểu của John Barentine, một nhà vũ trụ học đồng thời là giám đốc hiệp hội Trời đêm Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ tổ chức sự kiện trên hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về ô nhiễm ánh sáng. Mặc dù việc đo lường mức độ ô nhiễm từ ánh sáng không dễ bởi sự ô nhiễm phát sinh khi chúng ta lãng phí ánh sáng mà không ai sử dụng.

Không giống như những vấn nạn môi trường khác, các nhà nghiên cứu cho rằng ô nhiễm ánh sáng có thể biến mất chỉ với hành động ngắt công tắc. Giải pháp chính là tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết và sử dụng tấm chắn để tập trung ánh sáng xuống lòng đường ở các bóng đèn đường. Các nhà khoa học mong muốn giảm thiểu mức độ chiếu sáng tại đô thị không chỉ bởi vì nó gây khó khăn cho các quan sát vũ trụ từ mặt đất mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến động vật hoang dã và sức khỏe con người.

Những tòa nhà chọc trời ở Singapore ban đêm - Ảnh: Getty Images
Những tòa nhà chọc trời ở Singapore ban đêm - Ảnh: Getty Images

“Hãy bắt đầu suy nghĩ tới các photon như một tác nhân ô nhiễm mới” – chia sẻ của Michael Justice – nhà sinh thái học hành vi đang nghiên cứu về tác động của ánh sáng nhân tạo tới các loài côn trùng. “Ảnh hưởng của nó cũng giống như các vụ tràn hóa chất hay rò rỉ khí gas vào không khí, chính ánh sáng từ hiên nhà hay đèn đường có thể ảnh hưởng tới khu vực xung quanh và hệ sinh thái gần đó ở mọi cấp độ từ cây cối đến các loài săn mồi lớn” – ông cho biết thêm.

Christopher Kyba, nhà vật lý học nghiên cứu về ánh sáng bầu trời đêm và những ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng nhân tạo tại Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất của Đức cho biết: “trải qua hàng triệu năm nay, hệ sinh thái trên hành tinh chịu ảnh hưởng của ánh sáng và bóng tối được kiểm soát theo độ dài ngày và đêm, khi mặt trời lặn nguồn ánh sáng từ mặt trăng, các vì sao và từ dải ngân hà chiếm lĩnh bầu trời. Sự sống đã học cách vận hành theo quy luật đó. Nhưng trong vòng 100 năm trở lại đây, sự ảnh hưởng của ánh sáng nhân tạo đã phá vỡ chu trình đó”.

Quá trình đẻ trứng tại rặn san hô Great Barrier Reef - Ảnh: Getty Images
Quá trình đẻ trứng tại rặn san hô Great Barrier Reef - Ảnh: Getty Images

Hơn 130 loài khác nhau đẻ trứng và nở ra nhờ ánh trăng ở rặng san hô Great Barrier Reef. Vào những đêm trăng tròn tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, những rạn san hô sẽ phun tinh trùng và trứng vào nước biển trông giống như những trận bão tuyết dưới nước. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau trong những trận mưa rào đó, sự thụ tinh bắt đầu. Ánh đèn đô thị có thể khiến ánh trăng bị che mờ và làm đồng hồ sinh học của những rặn san hô này bị lệch khỏi chu trình. Theo Oren Levy – đến từ đại học Bar Ilan, Isarel - điều này khiến sự đẻ trứng và thụ tinh diễn ra muộn hoặc hoàn toàn không diễn ra gây ảnh hưởng tới quá trình sinh sản tự nhiên.

Những con rùa biển mới nở tìm đường ra biển - Ảnh: Getty Images
Những con rùa biển mới nở tìm đường ra biển - Ảnh: Getty Images

Những con rùa biển con cũng phải vượt qua hành trình khó khăn để về với đại dương sau khi nở. Bãi biển với vô số kẻ săn mồi như mòng biển hay cua đang chờ đợi để tấn công những con non mới sinh trên bãi cát. Ban đêm, chính ánh sáng từ bờ biển sẽ dẫn đường cho những con rùa non. Gregg Verutes, nhà địa chất học đến từ đại học Stanford – người đã phát triển phần mềm để giúp nâng cao nhận thức về sự ảnh hưởng của ánh sáng tời môi trường – cho biết: “rùa biển rất nhạy cảm với ánh sáng, ngay khi ra khỏi vỏ trứng, chúng sẽ lần theo vùng ánh sáng thấp và sáng nhất ở đường chân trời”. Do đó, sự phản chiếu của ánh trăng xuống những con sóng đang xô vào cát chính là nguồn thu hút những con rùa nhỏ về với biển. Tuy nhiên, đôi khi, chúng bị lạc bởi ánh sáng từ những khu nghỉ dưỡng ven biển gây ra. Và hậu quả là những con rùa con này trở thành thức ăn cho những kẻ săn mồi dọc bờ biển.

Những con chim di cư bị chết do đâm vào các tòa nhà cao tầng tại Toronto. Một số trong chúng
Những con chim di cư bị chết do đâm vào các tòa nhà cao tầng tại Toronto. Một số trong chúng

bị thu hút bởi ánh sáng đèn nhân tạo - Ảnh: Leighton Jones

Sức hút từ đèn đường và các bóng đèn điện cũng là nguyên nhân gây ra cái chết cho hàng ngàn con chim di cư qua thành phố. “Những con chim này có thể bị đâm vào các tòa nhà bởi ánh sáng từ các tòa tháp cao hoặc tự bay xung quanh ánh sáng đó cho đến khi kiệt sức và rơi xuống” – chia sẻ của Michael Measure, giám đốc và nhà đồng sáng lập của chương trình Nhận thức về Ánh sáng nhân tạo – một tổ chức có trụ sở tại Canada tập trung vào bảo vệ loài chim. Khoảng 100 triệu đến 1 tỷ con chim đâm vào các tòa nhà cao tầng ở khu vực Bắc Mỹ mỗi năm. Một số trong đó chết do ánh sáng phản chiếu từ các ô cửa kính ban ngày và ánh sáng đèn vào ban đêm. 75.000 xác chim chết đã được thu nhặt lại bởi các tình nguyện viên từ năm 1993, trong số đó 20.000 con bị chết trong đêm. Micheal cho biết 21 trong số 175 loài chim khác nhau mà tổ chức của ông đang bảo vệ tại Toronto đang đối mặt với nguy cơ gần tuyệt chủng.

Động vật phù du ăn tảo ban đêm - Ảnh: M I Walker
Động vật phù du ăn tảo ban đêm - Ảnh: M I Walker

Ánh sáng nhân tạo còn gây ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh trong các hồ. Loài động vật phù du có tên Daphnia thường sống sâu dưới nước vào ban ngày và nổi lên bề mặt để ăn các loại tảo vào ban đêm. Nhưng các nhà sinh thái phát hiện ra rằng ánh sáng ban đêm khiến các sinh vật phù du không nổi lên để ăn đêm dẫn đến sự phát triển tràn làn của các loại tảo, gây ra hiện tượng tảo nở hoa và lấn át sự sinh trưởng của các loài khác trong hồ.

Côn trùng “nhảy múa” dưới ánh đèn điện - Ảnh: Scott Kardel
Côn trùng “nhảy múa” dưới ánh đèn điện - Ảnh: Scott Kardel

Chúng ta đều biết côn trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng giống như những con thiêu thân lao vào lửa. Nhưng trong khi quan sát chúng “nhảy múa” dưới ánh đèn ở hiên nhà, bạn có bao giờ tự hỏi liệu những sinh vật này còn làm gì khác? Ông cho rằng nên bọc bóng đèn lại để chỉ đủ tạo ra ánh sáng LED ấm. Ánh sáng này sẽ thu hút ít côn trùng hơn so với đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn halogen và các đèn thu hút côn trùng màu vàng. Điều này cũng khiến sự tán xạ vào khí quyển ít hơn đèn LED với ánh sáng xanh.

Ngôi nhà hiện đại với những bóng đèn điện - Ảnh:Getty Images
Ngôi nhà hiện đại với những bóng đèn điện - Ảnh:Getty Images

Giống với động vật, tổ tiên của con người quen với chu kỳ quen thuộc của ánh sáng ban ngày và bóng tối vào ban đêm. Nhưng ngày nay, dấu ấn của đêm hiện đại chính là đèn điện, đặc biệt là trong căn hộ gia đình. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự ô nhiễm ánh sáng có thể tác động xấu đến sức khỏe, rằng một số loại đèn điện làm rối loạn nhịp sinh học và đồng hồ sinh học của cơ thể. Richard Steven – một nhà dịch tễ học ung thư tại đại học Y khoa Connecticut cho biết “hệ thống sinh học của con người không còn nhận diện được tín hiệu rõ ràng giữa ngày và đêm”. Ông nói: “các bóng đèn điện có thể ảnh hưởng đến cơ chế sản sinh melatonin, một loại hormone giúp điều chỉnh nhịp điệu sinh học của chính con người”.

Giang TH (Theo NYT)