Xử lý nước thải– nền tảng giúp Nha Trang cải thiện môi trường, hút khách du lịch

Thuộc tiểu dự án vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang (là 1 trong 3 tiểu dự án của Dự án Vệ sinh Môi trường các Thành phố Duyên hải gồm Nha Trang, Quy Nhơn, và Đồng Hới) kéo dài 7 năm dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Thế giới, Nha Trang đã bước đầu thành công trong việc xử lý nguồn nước thải - nền tảng giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và tăng sức hấp dẫn du khách cho thành phố biển.

Nước sạch – nền tảng của môi trường xanh

Nguồn nước sạch là yếu tố tối cần thiết để một thành phố du lịch trọng điểm như Nha Trang thu hút và giữ chân khách du lịch. Không những vậy, việc xử lý nước thải hiệu quả còn đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân trong khu vực. Thực tế cho thấy dân cư tại các khu đô thị đông đúc là những người dân đầu tiên bị tác động trực tiếp bởi quá trình ô nhiễm rác thải, nguồn nước, ngập lụt và biến đổi khí hậu. Do đó, khi nguồn nước được xử lý tốt, vệ sinh môi trường sẽ được cải thiện, giúp nâng cao điều kiện sống, tăng năng suất lao động và góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Với mục tiêu này và sự nỗ lực của Chính quyền thành phố Nha Trang, đặc biệt là Ban Quản lý Dự án (QLDA) Phát triển tỉnh Khánh hòa (trước đây là Ban QLDA Cải thiện Vệ sinh Môi trường thành phố Nha Trang), tiểu dự án đã được cơ bản hoàn thành vào tháng 11/2014 với 4 hợp phần, với Hợp phần 2 rất quan trọng về Nhà máy xử lý nước thải.

Xử lý nước thải– nền tảng giúp Nha Trang cải thiện môi trường, hút khách du lịch - 1

Xử lý nước – khắt khe và thách thức

Quy trình xử lý nước có thể được tóm lược như sau: thông qua hệ thống thu gom nước thải, hệ thống cống bao và các trạm bơm, nước thải sẽ được lọc sơ bộ (tách rác thải lớn) và tập trung về nhà máy xử lý. Tại đây, nước thải được lần lược xử lý qua các khâu: lọc lại một lần nữa bằng công nghệ tách chất thải rắn; tách dầu mỡ; tách bùn; khử mùi; … Nước sau xử lý phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn đầu ra theo quy định về xử lý nước thải của quốc tế trước khi đưa trở lại môi trường qua hệ thống sông hồ. Bên cạnh xử lý nước thải, tình trạng ngập úng cũng được xem là vấn đề nan giải, gây nhiều thiệt hại cho người dân thành phố Nha Trang khi kéo theo nhiều vấn đề khác như ách tắc giao thông, mất điện… Thách thức đặt ra chính là cần có một hệ thống điều khiển tự động chính xác và đáng tin cậy, để một mặt hỗ trợ xử lý nước thải, kiểm soát thoát nước và ngập úng chủ động hơn, một mặt tiết kiệm chi phí quản lý và vận hành cả về nhân lực và năng lượng.

Giải pháp hiệu quả từ Schneider Electric

Tham gia vào Hợp phần 2 của tiểu dự án này (Nhà máy xử lý nước thải), với uy tín của một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quản lý năng lượng và tự động hóa, với kinh nghiệm hoạt động trên 175 năm trên toàn cầu và trên 20 năm tại Việt Nam, Schneider Electric (Pháp) đã mang đến một “điểm sáng công nghệ” cho toàn dự án – chính là giải pháp điều khiển tự động SCADA giúp giám sát và điều khiển tình trạng hoạt động của các tram bơm vệ tinh trong mạng lưới. Thế mạnh của giải pháp này nằm ở khả năng quản lý các trạm bơm từ xa theo thời gian thực, cung cấp những dữ liệu phân tích, cảnh báo chính xác và kịp thời, giúp cán bộ Trung tâm Điều hành luôn nắm được thông tin và có hướng hành động kịp thời cũng như điều phối tải cho phù hợp. Nhờ đó, toàn bộ hệ thống được bảo đảm vận hành an toàn và ổn định, năng lượng sử dụng được tối ưu hóa. Việc chủ động điều khiển từ xa một cách linh hoạt các trạm bơm, khi kết hợp với việc duy tu thường xuyên mạng lưới thoát nước cũng sẽ giúp tình trạng ngập úng sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Với hệ thống SCADA cải tiến từ Schneider Electric, ưu cầu về quản lý hệ thống xử lý nguồn nước thải của Nha Trang đã được đáp ứng thỏa đáng.
Với hệ thống SCADA cải tiến từ Schneider Electric, ưu cầu về quản lý hệ thống xử lý nguồn nước thải của Nha Trang đã được đáp ứng thỏa đáng.

Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống điều khiển tự động SCADA cho toàn dự án, cùng với các trạm bơm thuộc hợp phần 1, nhà máy xử lý đã bắt đầu vận hành thử hệ thống từ tháng 10/2014 và kết thúc vào cuối tháng 11/2014, cho kết quả rất khả quan: Nước thải sau khi chuyển tải về nhà máy, được xử lý đã đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đầu ra theo quy định xử lý nước thải quốc tể trước khi trả lại môi trường.Toàn hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định, đạt các tiêu chí quản lý và tự động hóa theo yêu cầu đặt ra của nhà đầu tư. Đây trở thành niềm tự hào không chỉ của Ban quản lý dự án mà còn của cả người dân  Nha Trang khi lần đầu tiên thành phố có một hệ thống điều khiển tự động hỗ trợ xử lý nước thải, cải thiện vệ sinh môi trường chuyên nghiệp và hiện đại như vậy. Cùng với sự triển khai thành công của các hợp phần còn lại, Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải – Tiểu dự án Nha Trang đã thành công rực rỡ, mở ra môi trường sống xanh sạch đẹp cũng như phát triển kinh tế xã hội cho thành phố, để người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn, để Nha Trang mãi luôn là điểm đến hấp dẫn trong lòng du khách , không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới.

Nhà máy xử lý nước của dự án hiện là một trong những địa điểm thực tập hiệu quả, cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích các dự án về cải thiện môi trường.
Nhà máy xử lý nước của dự án hiện là một trong những địa điểm thực tập hiệu quả, cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích các dự án về cải thiện môi trường.

Với sự tâm huyết của những người thực hiện dự án, hy vọng rằng, dự án xử lý nước thải tại Nha Trang sẽ là một điển hình cho các dự án tiếp theo, trải dài trên đất nước Việt Nam, để trong một tương lai không xa mỗi một người dân Việt Nam được quyền hưởng thụ một môi trường sống trong lành như tiêu chuẩn của các đất nước tiên tiến trên toàn cầu.

Như Nguyễn