Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội

Ngày 24/07/2010, Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ đã tổ chức thành công Hội nghị Giảng dạy tiếng Anh thường niên (TESOL) lần thứ 5 tại Dinh Thống Nhất, TP.HCM.

Hội nghị thu hút hơn 1.500 giáo viên tham dự từ khắp các tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Lâm Đồng, Nha Trang, An Giang…đến các nước bạn như Campuchia, Nhật Bản…

Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội - 1

Với chủ đề “Global trends and local practice in ELT: Options and Opportunities” (Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội), Hội nghị đã nêu lên những xu hướng và quan điểm về giảng dạy tiếng Anh trên thế giới cũng như những phương pháp giảng dạy tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đây là dịp để các giảng viên gặp gỡ và trao đổi các vấn đề về giảng dạy tiếng Anh cũng như xem xét các phương pháp giảng dạy mới phù hợp với ngữ cảnh lớp học tại Việt Nam.
 
Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội - 2
 
Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội - 3
 
Cô Lan Anh, hiện đang công tác tại Sở Giáo dục Đồng Nai cho biết: “Tôi rất ấn tượng với Hội nghị TESOL của Anh Văn Hội Việt Mỹ. Đến đây, tôi có cơ hội tiếp cận những kiến thức Anh ngữ mới mẻ và vô cùng hữu ích cho công việc của mình. Đây cũng là nơi để những người quan tâm đến lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh như tôi có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy”.

Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội - 4

Hội nghị đã trình bày những quan điểm giáo dục khác nhau, cũng như những lựa chọn và cơ hội giảng dạy cho giảng viên và cơ hội học tập cho học viên, những sáng kiến và giải pháp cho các vấn đề về giảng dạy tiếng Anh như: Làm thế nào để phát huy vai trò chủ động của người học? Chúng ta có thể áp dụng các xu hướng dạy mới trên thế giới vào ngữ cảnh lớp học của Việt Nam hay không?

Hội nghị có sự tham dự của Giáo sư Alan Maley với vai trò diễn giả chính. Giáo sư Alan Maley là một chuyên gia giáo dục nổi tiếng với bộ sách Resource Books for Teachers. Ông đã xuất bản hơn 40 đầu sách và rất nhiều bài nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh. Ông hiện đang là Giáo sư thỉnh giảng của Đại Học Leeds Metropolitan, nước Anh và là tác giả, cố vấn chuyên môn tự do. Tại Hội nghị lần này, các giáo viên đã nhận được 3 suất học bổng đào tạo ở nước ngoài với giá trị hơn 1.000 đô la Mỹ mỗi suất do NXB Pearson Longman tài trợ và 10 khóa đào tạo giảng dạy Tiếng Anh trên mạng được tài trợ bởi NXB Cengage cùng với giấy chứng nhận do Hội nghị VUS TESOL cấp.
 
Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội - 5
 
Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội - 6
 
Xu hướng toàn cầu và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên thế giới: Lựa chọn và Cơ hội - 7

Thầy Phan Ngọc Diện, giáo viên tham dự TESOL đến từ Bình Dương chia sẻ: “Tôi rất cảm ơn Anh Văn Hội Việt Mỹ đã giúp chúng tôi được giao lưu với các diễn giả nổi tiếng như giáo sư Alan Maley, đây là điều mà không phải bất cứ giáo viên nào, nhất là giáo viên ở tỉnh như chúng tôi, dễ dàng có được”.

Ông Christopher Minh Huỳnh, Phó Tổng Giám đốc Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ cho biết: “Hội nghị giảng dạy tiếng Anh (TESOL) của Anh Văn Hội Việt Mỹ đã trở thành diễn đàn để giới thiệu những ý tưởng mới, trào lưu mới trong việc giảng dạy tiếng Anh, cũng như tạo cơ hội cho các giảng viên Anh ngữ tham gia trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các diễn giả, chuyên gia giáo dục trên thế giới. Thông qua TESOL, Anh Văn Hội Việt Mỹ đã tạo ra một diễn đàn với quy mô và tầm ảnh hưởng sâu rộng, góp phần chia sẻ trách nhiệm phát triển cộng đồng với xã hội trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong thời kỳ hội nhập”.
 
Từ năm 2006 đến nay, Anh Văn Hội Việt Mỹ đã tổ chức rất thành công bốn kỳ Hội nghị TESOL với sự trình bày của các diễn giả vừa là tác giả có tên tuổi hàng đầu thế giới và khu vực trong lĩnh vực ngôn ngữ như: Andy Curtis; Alan Maley; Ian Walkinshaw; Clyde Fowle; Bruce Veldhuisen; Paul Grainger; Stephen Thomas, David Nunan, Grant Trew…