Xét tuyển nguyện vọng bổ sung - Thí sinh nên lựa chọn đại học nào?

Thực tế cho thấy có rất nhiều thí sinh trượt nguyện vọng 1 không phải do điểm thi không tốt mà do đã lựa chọn trường “quá sức”. Vậy dựa trên cơ sở nào để thí sinh có thể lựa chọn nguyện vọng 2 và 3 một cách hợp lý, ngành nghề phù hợp với sở thích và khả năng ra trường xin việc dễ dàng.

Trao đổi với thầy PGS.,TS,KTS Phạm Đình Việt, chủ nhiệm khoa Kiến trúc trường Đại học Đông Đô về những căn cứ để nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thầy cho rằng trước hết thí sinh phải biết mình có khả năng và sở thích học tập nào để có thể đạt được kêt quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cần cân nhắc những ngành nghề thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm, không nên lựa chọn theo phong trào, theo bạn bè đồng thời cần lượng sức mình để tránh những trường có quá đông thí sinh đăng ký làm giảm cơ hội được xét tuyển. Thực tế cho thấy sự bình đẳng giữa hai hệ thống trường Công lập và Dân lập đang ngày càng được cân bằng và không có sự khác biệt nhiều giữa chương trình đào tạo giữa hai hệ thống này.

Thầy PGS,TS,KTS Phạm Đình Việt chủ nhiệm khoa Kiến trúc trường Đại học Đông Đô trong buổi tọa đàm
Thầy PGS,TS,KTS Phạm Đình Việt chủ nhiệm khoa Kiến trúc trường Đại học Đông Đô trong buổi tọa đàm.
 
Với bề dày 20 năm đào tạo, khoa Kiến trúc trường Đại học Đông Đô - Trường Đại học ngoài Công lập đầu tiên đào tạo ngành Kiến trúc - đã đạt nhiều thành tích nổi bật. Khoa Kiến trúc của trường hiện nay có ba chuyên ngành: Chuyên ngành Kiến trúc Công trình, Chuyên ngành Kiến trúc Quy hoạch, và Chuyên ngành Nội thất. Từ năm 1995 đến nay sinh viên của khoa liên tục tham gia các Festival Kiến trúc toàn quốc và đạt nhiều giải thưởng danh giá như giải nhì VIFOTEC với đề tài nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu du lịch Hồ Noong - Hà Giang năm 2005, giải nhì sinh viên nghiên cứu cấp Bộ năm 2005, giành 7 giải cao nhất tại Festival sinh viên Kiến trúc Toàn Quốc lần thứ IX tại Bình Dương 2014. Đặc biệt hơn, năm 2006 Khoa đã vinh dự là trường ngoài quốc lập đầu tiên được thay mặt Hội Kiến Trúc sư Việt Nam đăng cai liên hoan Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ 5 rất thành công để lại nhiều ấn tượng.
Thầy PGS,TS,KTS Phạm Đình Việt chủ nhiệm khoa Kiến trúc trường Đại học Đông Đô trong buổi tọa đàm

Thầy PGS,TS,KTS Phạm Đình Việt chủ nhiệm khoa Kiến trúc trường Đại học Đông Đô trong buổi tọa đàm

 
Trao đổi với PGS.,TS Nguyễn Thị Mỹ, chủ nhiệm khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học Đông Đô về việc lựa chọn trường xét tuyển nguyện vọng 2 và 3, cô cho rằng trong bối cảnh hiện nay có nhiều trường Đại học trên toàn quốc đào tạo về lĩnh vực này cũng như nhiều chương trình hợp tác quốc tế được quảng cáo thì việc quan tâm đến chất lượng đào tạo thực tế của các trường cũng như cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động đối với các em sinh viên sau khi tốt nghiệp là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn.
 
Thầy PGS,TS,KTS Phạm Đình Việt chủ nhiệm khoa Kiến trúc trường Đại học Đông Đô trong buổi tọa đàm
PGS.,TS Nguyễn Thị Mỹ - Chủ nhiệm khoa QHQT trường Đại học Đông Đô trong buổi tọa đàm tư vấn xét tuyển NV bổ sung.

Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường đại học Đông Đô được thành lập vào theo sáng kiến của ông Nguyễn Cơ Thạch, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài các giảng viên cơ hữu của Khoa, tham gia giảng dạy còn có các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, nhà ngoại giao, giảng viên của các trường  đại học có uy tín ở Hà Nội như: PGS.TS Nguyễn Thị Quế - Viện Quan hệ Quốc tế; TSKH. Lương Văn Kế - Trưởng Bộ môn Châu Âu học Đại học khoa học xã hội và nhân văn; PGS.TS Hà Văn Hội - Chủ nhiệm khoa Kinh tế đối ngoại Đại học Quốc gia Hà Nội. Sinh viên ngành QHQT sau khi tốt nghiệp có thể tham gia công tác đối ngoại tại các bộ ngành, các cơ quan ngoại giao trong và ngoài nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Sở ngoại vụ các tỉnh, thành phố và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.  

Sinh viên Khoa QHQT trường Đại học Đông Đô hào hứng trong buổi tọa đàm hướng nghiệp cuối khóa
Sinh viên Khoa QHQT trường Đại học Đông Đô hào hứng trong buổi tọa đàm hướng nghiệp cuối khóa.

Đặc biệt hơn, bên cạnh việc thường xuyên cập nhật nâng cao chất lượng bài giảng, khoa QHQT còn tổ chức các hội thảo khoa học như Hội thảo Vấn đề Biển Đông và Trách nhiệm giới trẻ (2013), Hội nhập Quốc tế (2012), mời các chuyên gia đầu ngành tham dự Tọa đàm cuối khóa để hướng dẫn sinh viên làm luận án cũng như nhu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn 90% sinh viên khoa sau khi tốt nghiệp được nhận vào những công ty, tổ chức lớn, các tập đoàn đa quốc gia chính là hiệu quả của việc tập trung chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Liên tục đầu tư, đổi mới cách thức giảng dạy đem lại sự hiệu quả cao cho sinh viên Đại học Đông Đô.
Liên tục đầu tư, đổi mới cách thức giảng dạy đem lại sự hiệu quả cao cho sinh viên Đại học Đông Đô.
 
Lớp học tiếng Anh của các bạn sinh viên khoa Ngoại Ngữ trường Đông Đô
Lớp học tiếng Anh của các bạn sinh viên khoa Ngoại Ngữ trường Đông Đô.

Đối với những thí sinh chỉ đủ điểm sàn và xét tuyển NV2 thì việc cân nhắc học những ngành học ít cạnh tranh và đầu ra đảm bảo đầu ra là một yếu tố sống còn. Ví dụ điển hình như ngoại ngữ tiếng Nhật hiện nay đang bắt đầu được chú trọng như hệ quả của việc tăng đầu tư nước ngoài của các công ty Nhật, công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Đón đầu được xu hướng, bên cạnh đào tạo tiếng Anh, một số trường Đại học đã đầu tư mạnh về môn ngoại ngữ này như trường Đại học Đông Đô với đội ngũ giáo viên tiếng Nhật bản địa với mục tiêu đảm bảo đầu ra tiếng Nhật N3 cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Lớp học tiếng Anh của các bạn sinh viên khoa Ngoại Ngữ trường Đông Đô
Ông Maehara Takuya - Giám đốc Học viện quốc tế Đông Nhật Bản trong buổi ký kết với Đại học Đông Đô chia sẻ mong muốn hỗ trợ sinh viên Việt Nam có việc làm tốt tại Nhật.
 
Hiện nay Đại học Đông Đô đang có những bước chuyển mình đáng kể và ngày càng khẳng định chất lượng đào tạo trong ngành giáo dục. Đặc biệt với sự đầu tư mạnh mẽ của tập đoàn VNN, trường đang xây dựng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ mục tiêu học tập của sinh viên như sân tập Golf tại cơ sở Phú Nghĩa, nâng cao chất lượng đào tạo đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đạt chứng chỉ tiếng Nhật N3 và chứng chỉ tiếng Anh Ietls 5.0. Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay, với số lượng các trường đại học gia tăng thì chất lượng giảng dạy, đào tạo, và khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp là yếu tố hàng đầu để các em cân nhắc lựa chọn trường và ngành học.
 
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm