Xếp hạng đại học, coi chừng giá trị ảo

Thế giới xếp hạng đại học từ lâu và vẫn đang làm, dù cách làm có nhiều mặt trái, ngày càng bị phê phán. Việt Nam bắt đầu làm, nên cần cảnh giác với những giá trị ảo.<br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gs-nguyen-van-tuan-viet-nam-chua-san-sang-de-thuc-hien-xep-hang-dai-hoc-951912.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;GS Nguyễn Văn Tuấn: “Việt Nam chưa sẵn sàng để thực hiện xếp hạng đại học”</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-viet-nam-se-duoc-phan-thanh-5-hang-950945.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Đại học Việt Nam sẽ được phân thành 5 hạng</b></a>

Từ giá trị thật đến giá trị ảo

Cách đánh giá kinh điển là dựa vào sản phẩm đầu ra của một trường ĐH - sinh viên ra trường có được xã hội chấp nhận không, xem công trình nghiên cứu có được ứng dụng vào thực tiễn hay không và đóng góp gì cho sự phát triển KT-XH, cho quốc gia, cho nhân loại…

Ví dụ: ĐH Oxford phát triển ra máy phân tích X-quang; ĐH Chicago đưa ra nguyên lý xây dựng nhà máy điện nguyên tử… đã tác động đến nhân loại thế nào. Mức độ thực hiện nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường cũng là cơ sở để đánh giá ĐH…

Mãi sau này mới xuất hiện trào lưu hạng đại học (XHĐH), việc đánh giá do các báo, tạp chí danh tiếng thực hiện. Ví dụ, Time Education, American News… XHĐH theo một số tiêu chí mà họ đặt ra đáp ứng nhu cầu tra cứu chọn trường đi học thật nhanh, không mất thời gian tìm hiểu trường nào có thành tựu gì.

Vì vậy, những đánh giá này mang tính tương đối. Cũng có những cách đánh giá ảo hơn. Ví dụ, người viết bài này từng được phát một phiếu với câu hỏi: “Ông hãy nêu 30 trường ĐH mà ông thích” và câu hỏi này không kèm theo yêu cầu giải thích, làm rõ.

Thử hình dung, người ta phát đi 19.000 phiếu và chỉ có 1.600 người trả lời - tỷ lệ phản hồi chưa được 1% - để lấy thông tin đánh giá 40% tổng giá trị của một trường ĐH thì sẽ thấy giá trị xếp hạng đó ảo đến mức nào. Hay có những tiêu chí như chỉ số trích dẫn (trích dẫn công trình của một nhà khoa học nào đó vào các đề tài nghiên cứu sau này của các nhà nghiên cứu).

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có phát minh cực kỳ quan trọng và đạt giải thưởng hạng cao của thế giới, nhưng chỉ số trích dẫn chưa chắc đã cao vì ít người đọc được công trình của ông.

Trong khi đó, một công trình về y tế hay môi trường có thể được trích dẫn rất nhiều… Chỉ số trích dẫn cũng có thể là một chỉ số ảo, chưa kể người ta còn có thể vận động. Một giáo sư nổi tiếng của ĐH Harvard (Mỹ) đã gọi đó là “trò chơi” của các tạp chí.
 
Thí sinh sau khi hoàn thành bài thi tại Hội đồng thi ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Như Ý)
Thí sinh sau khi hoàn thành bài thi tại Hội đồng thi ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Như Ý)


Phải biết chúng ta đang làm gì

Thứ nhất, chúng ta đang ở giai đoạn đầu, cần dựa vào giá trị đích thực của một trường ĐH mà đánh giá thì mới không mất công tốn sức và tránh được giá trị ảo, mới đánh giá được đúng chất lượng của trường đó. Thế giới đi theo hướng tốp 50, 100, 500, 1.000 trường ĐH thì sao chúng ta lại tiếp cận theo hướng tốp cao, tốp thấp rất nhạy cảm đối với xã hội?

Hai là, mỗi khu vực, mỗi nước có một tiêu chí đánh giá trường ĐH phù hợp. Ví dụ, ở giai đoạn đất nước cần trường ĐH phải sáng tạo ra nhiều công nghệ mới, những giải pháp hữu ích cho xã hội để thúc đẩy phát triển KT-XH thì những tiêu chí như thế nên chiếm trọng số cao; những nghiên cứu cơ bản, chỉ số trích dẫn nên chiếm trọng số thấp hơn.

Lấy Nhật Bản làm một ví dụ, sau chiến tranh, tập trung toàn bộ vào ứng dụng để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển; sau đó, những năm 60-70, đẩy mạnh khoa học cơ bản, dẫn đến nhiều phát minh và đạt giải Nobel… Chỉ số trích dẫn mà Dự thảo phân tầng và xếp hạng của ta có đề ra cũng nên cân nhắc về trọng số mặc dù cũng quan trọng.

Tại một hội nghị quốc tế ở Đài Loan (Trung Quốc), Hiệu trưởng ĐH Công nghệ thuộc ĐH Thanh Hoa Đài Loan nói: “Chúng tôi cần những đóng góp đích thực cho phát triển của mỗi quốc gia, của nhân loại thông qua những phát minh, những sáng chế”.

Ông này dẫn ví dụ về một Phó Giáo sư phát minh ra nguyên lý làm mát các thiết bị điện tử nhỏ, cụ thể là cho máy tính xách tay. Kết quả là, 7.600 doanh nghiệp toàn cầu phải mua phát minh này để sản xuất thiết bị làm mát máy tính, trong khi nhà phát minh này không đăng một bài báo quốc tế nào và cũng không có chỉ số trích dẫn nào, nhưng hằng năm đưa lại lợi ích rất lớn cho ĐH Thanh Hoa, cho đất nước và nhân loại.

Chính vì sự tiếp cận giá trị thật như thế nên Đài Loan chiếm 7 sản phẩm số một thế giới, trong đó, sản lượng vi mạch và máy tính xách tay của Đài Loan đứng số một thế giới dù chỉ có 22-23 triệu đân.

Ba chỉ số quan trọng nhất

Như vậy, bản chất thật của vấn đề là đóng góp vào sự phát triển KT-XH đất nước thông qua phát triển ĐH. Tiêu chí tiếp theo cần được coi trọng là mức độ thực hiện nghề nghiệp của sinh viên và dịch vụ chuyển giao tri thức (ra sản phẩm cho nhân loại từ nghiên cứu).

Ba chỉ số đó là quan trọng bậc nhất của một trường ĐH, sau đó mới là các tiêu chí đo gián tiếp như: nhiều nhà khoa học, nhiều phát minh sáng chế, đầu tư KHCN cao, tỷ lệ giảng viên trên sinh viên...

Nhưng, đo là đo thật, chứ không phải là đi hỏi 19.000 người chỉ có 1.600 người trả lời mà kết quả đó lại chiếm tới 40% trọng số của việc đánh giá… Đáng sợ nhất là “chạy” những người phản biện để lên hạng ảo hay tìm cách để có thể lên hạng nhưng giá trị thật thì không có.

Theo Thi Mai
Tiền Phong