Tuyển sinh 2019: Xu hướng học sinh THPT không chọn đại học là con đường duy nhất
(Dân trí) - Những năm trở lại đây, tư tưởng trọng đại học đã không còn nặng nề như trước. Con đường vào đại học không phải là duy nhất, không ít các bậc phụ huynh, các em đã lựa chọn một con đường lập nghiệp nhanh, thời gian học ngắn và hiệu quả đó chính là chọn nghề.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Đại học thì năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với 2018, 2017 và nhiều năm về trước. Cụ thể, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển Đại học, có 279.001 dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không thi Đại học (chiếm 27,8%). Con số này năm 2018 là 25.7% và 2017 là 25%.
Khi giá trị cốt lõi không chỉ phụ thuộc vào 1 tấm bằng đại học
Tấm bằng đại học không còn bảo chứng cho sự thành công ở môi trường làm việc thực tế khi mà đại đa số các “ông lớn” đều mở rộng phạm vi tìm kiếm ứng viên, bao gồm cả những nhân tài không có bằng đại học. CEO Tim Cook, nhà lãnh đạo tài ba của Apple từng chia sẻ rằng khoảng một nửa số nhân sự của Apple ở Mỹ không có bằng Đại học. Nguyên nhân do các trường Đại học không hề dạy những kỹ năng mà doanh nghiệp cần, ví như code chẳng hạn. Không chỉ Apple, mà cả Google, IBM cũng tuyển ứng viên dựa trên kinh nghiệm thực tế tương đương mà không “đếm xỉa” gì tới bằng đại học (theo Glassdoor).
Thời thế thay đổi, và những người “thức thời” là những người luôn biết nắm bắt nhu cầu thị trường, biết học cái thị trường cần, rèn cái nhà tuyển dụng muốn, đồng thời phải có kĩ năng học tập suốt đời, liên tục vận dụng kiến thức vào thực tế công việc. Con đường vừa học vừa làm sẽ giúp các bạn có cơ hội va chạm sớm, phát triển kỹ năng mềm và được thực hành song song bên cạnh các kiến thức chuyên ngành. Đó chính là lý do vì sao mà các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Úc... đã áp dụng hình thức vừa học vừa làm, hoặc mô hình học nghề từ rất lâu.
Tư duy về việc phải học đại học, phải có bằng đại học đã thay đổi, không chỉ từ phía người học, người làm thuê, mà đến cả người chủ, nhà tuyển dụng cũng có hướng nhìn rộng đa chiều hơn.
Lập trình - ngành học rộng cửa cho thí sinh THPT 2019, học để ra trường làm được việc ngay
Trong kỉ nguyên 4.0, Công nghệ thông tin vẫn được đánh giá là ngành học “hot”, khát nhân lực toàn cầu. Nhân sự ngành CNTT, đặc biệt là lập trình luôn được nhà tuyển dụng ưu ái trả mức lương hấp dẫn.
Một thống kê của Glassdoor cho thấy Facebook sẵn sàng trả mức lương 8.000 USD, và Amazon đáp ứng nhân lực với mức lương 7.725 USD. Theo Vietnamworks, tại Việt Nam, mức lương theo cấp bậc ngành CNTT từ hơn 600 USD đến hơn 2500 USD, còn mức lương theo chuyên môn ước tính từ 1000 USD đến 1500 USD.
Tuy nhiên, để được nhà tuyển dụng săn đón trong ngành CNTT nói chung, ngành lập trình nói riêng, các bạn cần có một “vạch xuất phát” chuẩn. Một chương trình đào tạo sát thực tế sẽ giúp các em không lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.
Aptech Ấn Độ là tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu với kinh nghiệm đào tạo trên 40 quốc gia và 1350 cơ sở trên khắp thế giới. Có mặt tại Việt Nam 20 năm, am hiểu xu hướng phát triển của những doanh nghiệp CNTT toàn cầu tại Việt Nam, Aptech đã phát triển chương trình đào tạo chú trọng thực hành với 70% thời lượng tập trung vào thực hành & dự án thực tế với chuyên gia Ấn Độ. Nhờ vậy, sinh viên được thực học, thực làm, va vấp, biết cách ứng dụng chuyên môn và rèn luyện kĩ năng làm việc từ sớm. Aptech được xem là lựa chọn thông minh của nhiều học sinh THPT trong mùa tuyển sinh 2019, nơi các em sẽ có được “vạch xuất phát chuẩn” trong lĩnh vực CNTT.