“Trẻ học tiếng Anh tốt nhất là khi 4-8 tuổi”

(Dân trí) - Trong việc học tiếng Anh, chúng ta không nên ép con học. Hãy cho con cảm thấy niềm yêu thích tiếng Anh hơn là học cho vui. Thời điểm học tiếng Anh tốt nhất là khi trẻ 4-8 tuổi. Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn, trẻ sẽ khó nói tiếng Anh trôi chảy hơn.

Đó là khẳng định của thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link trong buổi tư vấn “Định hướng & xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con từ nhỏ” do Language Link phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức chiều nay. Thầy Marshall Presnick cho biết thêm, nếu con bạn cảm thấy không thích học tiếng Anh, hãy ngừng một thời gian và tìm cách học hoặc phương pháp môi trường khác giúp bé. khi bé được tạo niềm cảm hứng với môn học tiếng Anh, trẻ sẽ thích học hơn và cách này không chỉ áp dụng với môn tiếng Anh mà cả với các môn học khác. Tuy nhiên sẽ không bao giờ là muộn để cho trẻ học tiếng Anh.
 
Bạn đọc theo dõi buổi tư vấn tại đây
 
Buổi tư vấn “Định hướng & xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con từ nhỏ” nhằm giúp các phụ huynh tìm hiểu phương pháp lập kế hoạch chiến lược cho con mình khi học môn ngoại ngữ. Khách mời tham dự chương trình có thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link; cô Emma Healy - giảng viên cao cấp chương trình Tiếng Anh trẻ em; em Tống Anh Đoàn - giải Nhì cuộc thi Olympic tiếng Anh tiểu học 2013 và phụ huynh của em.
 
Đang tư vấn: Chọn cách nào để giúp trẻ học tốt tiếng Anh?
Các đại diện đến từ Language Link trong buổi tư vấn “Định hướng & xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con từ nhỏ”.
 
Thầy Marshall Presnick là điều phối viên học vụ cao cấp tại 3 trường của LLV. Ông đã tìm được lòng yêu thích với công việc giảng dạy tiếng Anh tại Barcelona, Tây Ban Nha, nơi ông giảng dạy 3 năm trước khi đến Hà Nội. Tại Language Link, Marshall đã từng giảng dạy mọi lứa tuổi, mọi cấp độ, từ các học viên nhỏ tuổi nhất (và đáng yêu nhất) ở các lớp Pre-Starters cho đến chương trình tiếng Anh học thuật cho người lớn, bao gồm cả phần luyện thi những kỳ thi tiếng Anh. Điều Marshall thích nhất trong việc giảng dạy là tìm hiểu về phong cách học tập của các học viên và những điều họ đã dạy ông về cuộc sống, các nền văn hóa khi ông lên lớp.
 
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link.
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link.
 
Cô Emma Healy - giảng viên cao cấp chương trình Tiếng Anh trẻ em là một nhà giáo dục giàu tâm huyết và đam mê, đã từng giảng dạy ở nhiều lĩnh vực trong 5 năm qua. Healy dạy rất nhiều cấp độ ở Language Link nhưng chủ yếu là chương trình tiếng Anh trẻ em. Điều Healy yêu thích nhất đó là mỗi lớp học đều có những thách thức khác biệt và các học viên luôn khiến cô bất ngờ.
 
Em Tống Anh Đoàn đoạt giải Nhì Olympic tiếng Anh tiểu học toàn thành phố Hà Nội năm 2013, giải Đồng quốc gia cuộc thi tiếng Anh qua mạng năm 2013, giải Nhất cấp thành phố cuộc thi tiếng Anh qua mạng năm 2013. Trước đó, em đỗ thủ khoa chuyên Anh lớp 6 trường THCS Đoàn Thị Điểm, đạt 74/76 điểm bài thi thử TOEFL Primary  do ETS (Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ ) tổ chức. Gần đây nhất là cuộc thi TOEFL JUNIOR 2013, Đoàn còn giành được 880/900 điểm khi mới là học sinh lớp 6.
 
Ngoài ra còn có sự tham dự của phụ huynh của em Tống Anh Đoàn - bà Đoàn Thị Bích Nguyệt.
 
Em Tống Anh Đoàn - giải Nhì Olympic tiếng Anh tiểu học toàn thành phố Hà Nội năm 2013.
Em Tống Anh Đoàn - giải Nhì Olympic tiếng Anh tiểu học toàn thành phố Hà Nội năm 2013.
 
Em Tống Anh Đoàn và mẹ
Em Tống Anh Đoàn và mẹ.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi tại đây để nhận được lời giải đáp từ các chuyên gia và khách mời của chương trình.

* * *

Trên thế giới hiện nay tiếng Anh đã trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến và tiện lợi nhất. Việc dạy và học tiếng Anh ở nhiều nước không còn giới hạn ở độ tuổi từ 11- 12 trở lên mà đã mở rộng đến lứa tuổi tiểu học hoặc mẫu giáo.

Ở các nước trong khu vực, rất nhiều quốc gia coi Tiếng Anh là môn học bắt buộc ngay từ cấp tiểu học như Singapore, Phillipines, Thái Lan, Hàn Quốc… Trong khi ở Việt Nam, từ năm 2010-2011 mới triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh từ lớp 3.  Mặc dù hiện nay với nhiều thay đổi cả về tư duy, chiến lược trong việc đào tạo và giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam nhưng vẫn còn rất nhiều những vấn đề khó khăn mà không chỉ những nhà giáo dục hay tổ chức đào tạo gặp phải ngay cả chính phụ huynh cũng còn rất nhiều những băn khoăn.
 
Một buổi học của lớp Pre-Starters tại Language Link.
Một buổi học của lớp Pre-Starters tại Language Link.

Phương pháp giảng dạy

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, mặc dù có nhiều tiến bộ trong phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nhưng một bộ phận giáo viên Tiếng Anh còn hạn chế về năng lực chuyên môn, phương pháp dạy học. Ngoài những nguyên nhân về số lượng học sinh đông trong một lớp khiến việc quản lý lớp khó hay ở VN còn nặng nề phương pháp truyền thống chú trọng đến vai trò của người thầy hơn là coi người học như trung tâm quá trình dạy học. Một số chuyên gia cho rằng điều bất lợi cho giáo viên đó là một số giáo viên được giao nhiệm vụ dạy các học sinh nhỏ tuổi lại được đào tạo để dạy cho học sinh ở lứa tuổi lớn hơn hoặc người lớn. Điều này dẫn đến việc giáo viên không hiểu được tâm lý học sinh hay đặc thù về lứa tuổi đề điểu chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp khiến học sinh không cảm thấy hứng thú với môn học Tiếng Anh.

Sự bùng nổ công nghệ và thông tin

Sự bùng nổ của công nghệ đã góp phần cho những bước tiến rõ rệt trong việc học và dạy tiếng Anh của trẻ. Mạng internet và các ứng dụng thông minh đa phương tiện trở thành nguồn cung cấp thuận tiện giúp cho cả học sinh và phụ huynh có thể giúp các em học thêm tiếng Anh ở nhà hay ở trường hay tìm hiểu thêm về các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất. Sự bùng nổ thông tin trên mạng internet vừa mang tính tích cực vừa mang cả những khó khăn bởi việc tràn ngập thông tin gây “nhiễu” khả năng phán đoán cho các bậc phụ huynh. Việc đặt ra các câu hỏi  “Có nên cho con làm quen sớm với Tiếng Anh ?”, “Làm cách nào để dạy trẻ em?”, “Trẻ em học ngoại ngữ như thế nào?”, “Nên sử dụng tài liệu nào?”, "Tôi nên bắt đầu từ đâu” với những luồng thông tin trái chiều khiến không ít các bậc phụ huynh e ngại.

Nhận thức của phụ huynh

10 năm trước, nhiều phụ huynh vẫn cho rằng ngoại ngữ là một môn học thêm cho vui tại trường chính khóa. Nhưng giờ đây, các bậc cha mẹ đã nhận thấy tầm quan trọng của ngoại ngữ trong sự phát triển toàn cầu của trẻ cũng như vai trò như một công cụ quan trọng trong học tập của các em tại trường, đại học và cả sự nghiệp tương lai. Vì vậy mà ngày càng nhiều các bậc cha mẹ cho các con đi học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ, thậm chí có những bậc phụ huynh có những kế hoạch dài hơi và xây dựng lộ trình học tập cho con ngay từ nhỏ. Nhưng bắt đầu như thế nào, xác định mục tiêu và định hướng cho con như thế nào là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh còn băn khoăn.

Bạn đọc theo dõi buổi tư vấn tại đây

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm