Tiếng Anh du học: Nhận diện sớm những điểm yếu (Kì 1)
(Dân trí) - Ngày nay, ai cũng cần tiếng Anh, ít nhất là giao tiếp cơ bản, để đọc được các “hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Nhiều hơn là cho phục vụ cho du học, việc làm, định cư…
Rất nhiều bạn trẻ đã xác định là tương lai sẽ đi đến một đất nước xa xôi để tìm kiếm tri thức – đích đến, nhưng lại không làm thế nào để cải thiện được tiếng Anh của mình – thiếu phương tiện đi đến đích. Những người học tiếng như các bạn và phụ huynh các bạn nhức đầu để nghĩ ra giải pháp. Làm thế nào?
Các bạn chưa biết chỗ yếu ở đâu,và cũng không biết làm sao để tiến bộ cho nhanh, như “một con tàu lạc giữa đại dương”, không bến đỗ và không đường đi. Những lúc như vậy, nếu có một ai đó có kinh nghiệm, có kỹ năng và giỏi truyền đạt hướng dẫn - sẽ không khác gì gặp được một hoa tiêu thạo đường, giúp chiếc tàu đi đúng hướng và sử dụng đúng dòng thủy triều để thuyền lướt về đích nhanh hơn.
Ta có thể tìm thấy một hoa tiêu như vậy ở Mr. Jim, (tên thật: James Hollett) một giảng viên giàu kinh nghiệm, hiện đang giảng dạy các chương trình tiếng Anh tại Dace, các chương trình tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành, đặc biệt anh đang tham gia, giảng dạy tại Dace trong chương trình đào tạo tiếng Anh cho các bác sỹ, y tá của một bệnh viện quốc tế lớn ở Việt Nam. Anh biết khá rõ các học sinh đi du học cần gì.
Hi Jim, một trong những “điểm yếu” của du học sinh là thường “đối phó” với các bài tập tiếng Anh về nhà được giao với suy nghĩ “làm cho xong, cho đủ chỉ tiêu”. Anh đánh giá như thế nào về vấn đề này?
“Các học sinh Việt Nam rất tương đồng với các học sinh Thái Lan. Các bạn trẻ rất thích chuyện trò, nhưng khi thầy giao bài tập về nhà, các em hay đưa những cái nhìn như bị sốc. “Bài tập về nhà í ạ? Thầy nói thật không ạ?”. Nhưng bài tập về nhà cũng là một phần quan trọng như bài học ở lớp. Thầy cô giáo là những người phát nguồn thông tin, học sinh lắng nghe đồng thời tiếp nhận thông tin, và bài tập về nhà chính là sản phẩm hiệu quả được đánh giá thường xuyên trong quá trình học.
Chuẩn bị hành trang tiếng Anh thật tốt là điều kiện cần nếu bạn xác định mục tiêu đi du học, vì vậy luôn phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng và hoàn thành việc làm bài tập về nhà một cách tập trung cao độ như: Cố định giờ bạn sẽ làm bài tập hàng ngày và cố gắng làm bài vào đúng giờ đã định. Làm bài đều đặn, mỗi ngày một ít.
Đừng đợi đến khi bạn có quá nhiều bài mới bắt tay vào làm vì nó sẽ làm bạn thấy lo lắng và bạn sẽ khó có thể bắt đầu học với tâm trạng như vậy. Hãy duy trì việc học của mình một cách nghiêm túc. Đừng lãng phí thời gian học cho những việc khác như nói chuyện điện thoại với bạn bè, lướt facebook hay truy cập internet.
Song song với việc làm bài tập, các bạn học sinh cần phải ôn tập như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình chuẩn bị tiếng anh cho mục tiêu du học?
Các học sinh giỏi mà tôi từng dạy có thói quen học tập rất tốt, họ ‘pre-read’ – tức là đọc trước các bài học. Họ đặt câu hỏi trong giờ học, ghi lại các từ vựng mới, và ‘review’ – ôn lại bài sau giờ học. Thêm nữa, họ tự ôn tập lại vốn kiến thức của mình khá thường xuyên. Bởi vì 20 phút ôn lại có kiểm tra tốt hơn 1 tiếng ôn bài không kiểm tra gì.
Với tư cách là một giáo viên lâu năm trong nghề, tôi có một vài bật mí nho nhỏ trong quá trình học tiếng Anh đó là: Bạn cần ôn tập một cách hệ thống, lên lịch ngay từ đầu và theo sát những gì bạn đã đề ra. Hãy làm việc ôn tập trở nên thú vị bằng cách liên hệ kiến thức đã học với thực tế công việc mà bạn đang làm chẳng hạn. Nếu bạn không hiểu điều gì, đừng ngại ngần đặt câu hỏi với thầy cô, tìm thông tin trên thư viện hoặc tại các trang web học ngoại ngữ liên quan.
Theo anh, các bạn học sinh Việt Nam có những điểm mạnh yếu gì để học tiếng Anh?
Tất cả mọi người đều gặp khó khăn như nhau khi đi học. Phải ép bản thân nỗ lực, làm những thứ rất nhàm như học thuộc từ, trong khi mình có thể đi chơi. Thực ra chúng ta rất hiểu bản thân mình và biết làm những nhiệm vụ hàng ngày thế nào cho tốt: đặt ra một thời điểm trong ngày để sớm thực hiện chúng. Vì phải làm cho xong, nếu không, chúng ta sẽ không có điểm như mong muốn và tiền học bị uổng phí. Không có nhiều học sinh nói thật về thói quen học tập của mình.
Mỗi dân tộc đều khác biệt, vì vậy cũng có các điểm mạnh yếu khác nhau. Người Nhật không nói nhiều, vì vậy hơi khó để họ học nói một tiếng nước ngoài, nhưng họ lại rất chịu khó làm bài tập. Người Việt thì khác, người Việt ưa trò chuyện, có nghĩa là rất dễ để học tiếng bằng các câu chuyện, nhưng đôi khi hiểu sai ý vì họ yếu phần nghe.
Đón xem kỳ 2: Phải biết “nghe” thì mới du học thành công
Email: english@dace.edu.vn; Hotline: 0915667780
M.H