Tranh luận đề thi CĐ Vật lý:

Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải: “Đề bài ra sai!”

(Dân trí) - Sau khi đọc các ý kiến tranh luận về sự sai sót của câu 5 mã đề 139 của đề thi CĐ môn Vật lý, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải đã có bài viết phân tích sâu về vấn đề này.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bài viết của TS Nguyễn Văn Khải:

“Hiện nay đã có bài viết tranh luận về đề thi Vật lý. Lịch sử thi cử ở việt Nam trong 15 năm nay, năm nào cũng có đề thi sai ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Bộ. Chưa bao giờ những người ra đề sai nhận rằng là đề sai. Ngay cả sách giáo khoa mới, trên tạp chí Trí thức Tuổi hồng ta có thể thấy hàng chục lỗi sai cơ bản về kiến thức do học sinh cấp 1 và cấp 2 tìm ra đối với mỗi quyển sách nhưng những người biên soạn thì lại công bố mỗi quyển chỉ sai có hai lỗi do đánh máy hoặc trình bày.

Đối với đề thi Vật lý cho các trường Cao đẳng thi tuyển vào ngày 15/7/2009, để xét sự đúng hoặc sai thì cần phải đặt mình ở cương vị thí sinh. Trước hết là thầy đã hiểu vấn đề, ngồi ở nhà giải bài, không hạn chế thời gian thì việc trả lời đúng câu hỏi đôi khi chỉ vài giây, nhưng đối với học sinh thời gian đòi hỏi lớn hơn nhiều.

Với người ra đề do đã có mục tiêu nên hướng giải là có sẵn, còn thí sinh thì còn phải tìm hướng giải thậm chí phải tới cách thứ 3 mới giải được đề bài. Cho nên đối với đề bài này thí sinh có thể mất một chút thời gian để lựa chọn được chu kì dao động T=0,2s và giải được là m= 50g. Nhưng với học sinh khá và giỏi thì còn một bước là thử lại kết quả.

Tôi xin dẫn một cách thử và kết quả của cách thử này khiến thí sinh không an tâm với kết quả đã có.
 

Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải: “Đề bài ra sai!” - 1

Vật nặng có khối lượng 50g là đáp án của Bộ GD-ĐT cho câu 5 mã đề 139.

Nếu dùng đáp án này thì chu kỳ dao động của con lắc lò xo theo phương nằm ngang là T=0,2s đây là thời gian ngắn nhất để dao động trở lại trạng thái cũ.

Giả sử điểm cân bằng của dao động là O độ dời lớn nhất về 2 phía của dao động là A và B thì từ A về O vận tốc của vật tăng dần từ không đến giá trị cực đại còn từ O tới B vận tốc lại giảm tới giá trị bằng không. Trên hình vẽ mô tả vị trí của quả nặng sau mỗi 0,01s :

Nếu tính từ điểm A3, sau 0,05s vật rắn sẽ ở B2 .Khoảng cách tới vị trí cân bằng là OB2. Sau 0,05s tiếp theo vật sẽ đi qua các điểm B2B1BB1B2B3 và khảng cách tới vị trí cân bằng là OB3.

Rõ ràng OB2 khác OB3 nói khác đi sau 0,05s vật rắn không thể cách vị trí cân bằng khảng cách như cũ. Trong đề bài có ghi: cứ sau 0,05s thì vật rắn lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ là sai - đề bài ra sai.
 
TS Nguyễn Văn Khải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm