Nghệ An:

Thú vị mô hình tạo đồ chơi cho trẻ em ở huyện nghèo biên giới

(Dân trí) - Nhằm giảm bớt kinh phí mua sắm đầu năm học cho phụ huynh vừa giúp các cô có đồ dùng phục vụ công tác dạy và học, từ đầu năm học 2018-2019 đến nay, 18/18 trường mầm non trên toàn huyện nghèo Tương Dương, Nghệ An đã làm tốt công tác vận động phụ huynh cùng chung tay tạo ra các món đồ chơi hữu ích để các con học tập vui chơi trong môi trường giáo dục lành mạnh.

Từ đầu năm học 2018-2019 đến nay, 18/18 trường mầm non trên toàn huyện nghèo Tương Dương, Nghệ An đã làm tốt công tác vận động phụ huynh cùng chung tay tạo ra các món đồ chơi hữu ích để các con học tập vui chơi trong môi trường giáo dục lành mạnh.
Từ đầu năm học 2018-2019 đến nay, 18/18 trường mầm non trên toàn huyện nghèo Tương Dương, Nghệ An đã làm tốt công tác vận động phụ huynh cùng chung tay tạo ra các món đồ chơi hữu ích để các con học tập vui chơi trong môi trường giáo dục lành mạnh.

Nếu một ai đó ở nơi khác về thấy hình ảnh phụ huynh ở các bản lẻ lượm nhặt những viên đá dưới các con khe, hẳn sẽ đặt câu hỏi: Phụ huynh nhặt đá làm gì? Những viên đá dưới khe suối đó phục vụ mục đích gì?

Thế nhưng với người dân và phụ huynh ở các địa phương ở huyện Tương Dương lại thấy rất quen thuộc. Sau khi các trường mầm non phát động hoạt động “phụ huynh cùng giáo viên chung tay làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu” vào đầu năm học, thì sau mỗi buổi lên nương làm rẫy hay rảnh rỗi lại thấy hình ảnh quen thuộc đó.

Ống lấy nước được các cô giáo cho các em thực hành. Bởi các cô hiểu hơn ai hết, ngoài việc học các em khi trở về nhà con phải đi lấy nước ở khe suối về cho gia đình.
Ống lấy nước được các cô giáo cho các em thực hành. Bởi các cô hiểu hơn ai hết, ngoài việc học các em khi trở về nhà con phải đi lấy nước ở khe suối về cho gia đình.

Ông Lin Văn Huệ - phụ huynh bản Na Bè, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An phấn khởi: “Lần đầu họp phụ huynh thấy các cô nói nhờ phụ huynh nhặt giúp những viên đá về nộp cho cô giáo để làm đồ chơi cho con cháu. Tôi có 2 cháu đang học mầm non, nên đi làm về là xuống khe suối nhặt về nộp và chờ xem các cô làm gì với những viên đá đó. Sau thấy cháu về khoe các cô vẽ lên đá nhiều hình cho các cháu chơi, thích lắm, tôi thấy mừng”.

Cũng thông qua hoạt động “Cùng phụ huynh chung tay làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu mầm non” này còn có những hoạt động giáo viên cùng với phụ huynh tích cực thu gom nhiều nguyên vật liệu khác nhau để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như: Tre, nứa, lá và những khối gỗ tròn được phụ huynh thu gom nộp lại cho các trường.


Các trường còn vận động phụ huynh cùng làm các nhà truyền thống, phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.

Các trường còn vận động phụ huynh cùng làm các nhà truyền thống, phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.

Và điều bất ngờ đối với các phụ huynh là qua bàn tay khéo léo của các cô giáo và sự giúp sức của phụ huynh, các nguyên vật liệu được thu gom về đã tạo ra những món đồ chơi phong phú, đa dạng và rất bắt mắt… Đặc biệt, đảm bảo độ bền, đẹp và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Ông Trần Văn Tân - một phụ huynh ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, Tương Dương chia sẻ: “Tôi có cháu học lớp 5 tuổi, nên cũng mang dụng cụ này đến để làm đồ chơi cho các cháu. Không những tôi mà tất cả phụ huynh toàn xã rất phấn khởi vì được đóng góp một phần của mình để thầy cô dạy tốt học tốt và các cháu học hành ngoan, giỏi”.


Phụ huynh góp các trang phục, vật dụng gần gũi với đời sống của bà con, làng bản với hàng trăm loại như: Oi cá, gùi, váy, áo và các vật dụng khác được trang trí ở các nhà truyền thống mỗi điểm lớp.

Phụ huynh góp các trang phục, vật dụng gần gũi với đời sống của bà con, làng bản với hàng trăm loại như: Oi cá, gùi, váy, áo và các vật dụng khác được trang trí ở các nhà truyền thống mỗi điểm lớp.

Với một huyện vùng cao, nghèo như huyện Tương Dương, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế ở các địa phương còn rất nhiều khó khăn… thì việc xã hội hóa giáo dục ở các trường học là cả một bài toán khó giải.

Trong khi đó ở bậc học mầm non lại cần rất nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác dạy và học. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, các hoạt động “phụ huynh chung tay cùng giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu” được các trường vận dụng rất hiệu quả.


Những thứ đồ chơi này đảm bảo độ bền, đẹp và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Những thứ đồ chơi này đảm bảo độ bền, đẹp và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Cô Lê Hồng Quang - Hiệu phó trường Mầm non Xá Lượng, Tương Dương cho biết: “Khi kế hoạch nhà trường đưa ra tôi nghĩ ngay đến nhân lực giúp mình làm được là phụ huynh và cộng đồng. Nhà trường đã vận động cùng tham gia hoạt động này và hôm nay phụ huynh đến đây rất đông cùng tham gia với nhà trường, sử dụng những hòn đá nhặt ở suối để tạo hình chú gà ngộ nghĩnh này. Đây là sản phẩm đưa vào dạy học cho các cháu thì các cháu rất hứng thú, thích tìm tòi khám phá”.

Bên cạnh đó các trường còn vận động phụ huynh cùng làm các nhà truyền thống, phù hợp với đặc thù, dân tộc mỗi địa phương. Bằng cách giáo viên đưa ra ý tưởng và vận động phụ huynh cùng tham gia góp nguyên vật liệu dựng các nhà truyền thống đồng bào dân tộc như: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu, Tày Pọng và làm góc giải trí, thư viện cho các cháu.

Những chiếc lốp ô tô vứt đi trở thành món đồ chơi được các em yêu thích.
Những chiếc lốp ô tô vứt đi trở thành món đồ chơi được các em yêu thích.
Và điều bất ngờ đối với các phụ huynh là qua bàn tay khéo léo của các cô giáo và sự giúp sức của phụ huynh, các nguyên vật liệu được thu gom về  đã tạo ra những món đồ chơi phong phú, đa dạng và rất bắt mắt...
Và điều bất ngờ đối với các phụ huynh là qua bàn tay khéo léo của các cô giáo và sự giúp sức của phụ huynh, các nguyên vật liệu được thu gom về đã tạo ra những món đồ chơi phong phú, đa dạng và rất bắt mắt...

Sau đó vận động phụ huynh góp các trang phục, vật dụng gần gũi với đời sống của bà con, làng bản với hàng trăm loại như: Oi cá, gùi, váy, áo và các vật dụng khác được trang trí ở các nhà truyền thống mỗi điểm lớp.

Đến nay đã có 18/18 trường thực hiện có hiệu quả công tác này, với ít nhất hơn 50 ngôi nhà truyền thống được dựng và trang trí đầy đủ ở các điểm lớp như thế này.

Bà Võ Thị Tuyết Chinh - Phó phòng GD&ĐT huyện Tương Dương cho biết: “Hiện tại ở bậc học mầm non chúng tôi đã chỉ đạo các trường phối hợp với nhân dân tạo đồ dùng, đồ chơi, xây dựng cơ sở vật chất cho trẻ. Từ đầu năm học đến nay thì các trường mầm non đã thực hiện tốt giải pháp này. Và thấy rất hiệu quả, nên trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ở tất cả các trường mầm non trong toàn huyện cũng như là các trường Tiểu học, Trung học”.

Cách làm đó đã góp phần vào công tác dạy học ngoài trời thêm phong phú, giúp bảo vệ môi trường thêm sạch đẹp, vừa góp phần đưa việc bảo tồn văn hóa các dân tộc vào giảng dạy trong trường học. Đặc biệt, thông qua hoạt động này đã phần nào giảm bớt các khoản đóng góp đầu năm cho phụ huynh và giảm chi phí mua đồ dùng đồ chơi cho các trường, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường mầm non vùng cao như Tương Dương hiện nay.

Huyền Duy