Tất cả các chuyên ngành của FPT Polytechnic đều có cơ hội việc làm tốt

(Dân trí) - Đó là khẳng định của Ths. Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội trong buổi tọa đàm “Từ tấm bằng nghề đến làm chủ doanh nghiệp” do Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo <i>Dân trí</i> tổ chức sáng nay.

Độc giả gửi câu hỏi tham dự buổi tọa đàm
 
Ths. Vũ Chí Thành cho biết thêm, FPT Polytechnic đang đào tạo 6 chuyên ngành chính, trong đó:

Khối ngành CNTT bao gồm 4 chuyên ngành sau:

- Thiết kế, lập trình Website

- Ứng dụng CNTT

- Lập trình máy tính – thiết bị di động

- Thiết kế đồ họa – mỹ thuật đa phương tiện

Khối ngành Kinh tế có 2 chuyên ngành:

- Kế toán doanh nghiệp

- QTDN – Marketing & Sales

Hiện nay, tất cả các chuyên ngành của FPT Polytechnic đều có cơ hội việc làm tốt. Nhà trường cung cấp cho sinh viên các kỹ năng, kiến thức cần thiết, bộ phận Quan hệ Doanh nghiệp của trường giúp kết nối sinh viên với các chương trình tuyển dụng phù hợp, như vậy việc có nắm bắt được cơ hội ấy hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sinh viên. Theo thống kê của trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của ngành Kế toán Doanh nghiệp đang dẫn đầu. Ngoài ra, chuyên ngành “hot” nhất, được nhiều bạn quan tâm và thu hút lượng hồ sơ lớn nhất là ngành Lập trình máy tính - thiết bị di động.

Bạn đọc theo dõi buổi tọa đàm TẠI ĐÂY
 
* * *
 
“Đam mê thiết kế, lập trình web từ khi còn rất nhỏ, tôi quyết định chọn FPT Polytechnic làm nơi chắp cánh cho ước mơ của mình. Ngay trong thời gian thực tập, tôi được một công ty nhận vào làm việc, ký hợp đồng chính thức. Nhưng vì có nhiều dự định ấp ủ, nên tôi từ chối và quyết định cùng một số bạn bè thành lập công ty riêng chuyên cung cấp các giải pháp về website và thực hiện công việc outsource website với đối tác nước ngoài…”.

Đó là câu chuyện của Võ Chí Tùng, sinh viên chuyên ngành Thiết kế website của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic. Không chỉ riêng Tùng, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp ở đây cũng tự tin chọn cho mình những “lối đi riêng” táo bạo như vậy.

Tọa đàm: Từ tấm bằng nghề đến chủ doanh nghiệp
Sinh viên FPT Polytechnic sẽ trải qua 7 học kỳ liên tục, trong 2 năm 4 tháng và tốt nghiệp với hành trang toàn diện bao gồm: kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, tiếng Anh và tin học văn phòng.

Học nghề - xu hướng mới của giáo dục hiện đại

Những sinh viên như Võ Chí Tùng dường như đã làm thay đổi quan niệm của chúng ta về cái gọi là hiệu quả đào tạo. Một mô hình đào tạo tốt không chỉ được đo đếm bằng việc có bao nhiêu sinh viên ra trường xin được việc làm tại các doanh nghiệp, mà hơn thế, đó là việc trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để các em có thể tự quyết định công việc, tương lai và theo đuổi đam mê theo những cách riêng.

Đó chính là giá trị bền vững nhất mà bất cứ nền giáo dục nào, trường học nào cũng mong muốn đem lại cho người học. Nhưng ở Việt Nam, chưa có nhiều nơi làm được như vậy. Con số 162.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp được thống kê ở quý I năm 2014 đã cho thấy phần nào thực trạng giáo dục, đào tạo ở các trường đại học hiện nay.

Trái ngược với tình trạng thất nghiệp tại các trường đại học, chất lượng đào tạo nghề những năm gần đây theo đánh giá từ Tổng cục Dạy nghề, đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện rõ ở tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề có việc làm ngay đạt trên 75%, thậm chí có nghề đạt 90%. Kết quả này cho thấy các trường nghề đang đào tạo nhân lực theo đúng nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Trên thế giới, các nước có nền giáo dục hiện đại, phát triển như Anh, Úc, Singapore… cũng khuyến khích việc theo học ở các trường nghề, chú trọng đào tạo nhiều thợ giỏi để ra trường có thể làm việc ngay, làm đúng ngành nghề và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Các trường cao đẳng nghề theo mô hình “polytechnic” cũng rất phát triển ở các nước này. Trong số 8 trường đại học, cao đẳng danh tiếng tại Singapore thì có đến 5 trường “polytechnic”, mỗi trường có thế mạnh đào tạo những ngành, nghề khác nhau, nhưng điểm chung là các sinh viên đều được làm quen với công việc thực tế từ rất sớm, có thể bắt tay ngay vào làm việc sau khi ra trường.

Lập nghiệp ở tuổi 20, tại sao không?

Với nhiều ưu điểm như: thời gian đào tạo ngắn, đào tạo tập trung các kỹ năng thực hành và bám sát xu hướng ngành nghề, nhu cầu nhân lực xã hội, học nghề đang dần trở thành lựa chọn thiết thực nhất cho người học, tiết kiệm chi phí cho gia đình và giảm gánh nặng nhiều mặt cho xã hội.

Thời gian đào tạo trung bình của các trường Cao đẳng nghề hiện nay là khoảng 3 năm. Còn ở FPT Polytechnic, thời gian đào tạo tiếp tục được rút ngắn hơn nữa để tiết kiệm tối đa thời gian cho người học. Sinh viên tại FPT Polytechnic sẽ trải qua 7 học kỳ liên tục, trong 2 năm 4 tháng và tốt nghiệp với hành trang toàn diện bao gồm: kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, tiếng Anh và tin học văn phòng.

Phương pháp đào tạo theo dự án “project-based training” giúp sinh viên được làm quen với công việc thực tế từ rất sớm, thay vì “trả bài” qua các bài tập, sinh viên sẽ đóng vai trò như thành viên của dự án, chịu trách nhiệm hoàn thành các đầu việc được giao. Ngoài ra, sinh viên được giới thiệu đi thực tập tại các doanh nghiệp trong thời gian học tập, nhiều em được ký hợp đồng chính thức trước khi nhận bằng tốt nghiệp.

Như vậy, mỗi sinh viên khi ra trường đều được trang bị đầy đủ cả kỹ năng và kinh nghiệm, hoàn toàn tự tin để lựa chọn một công việc phù hợp và thậm chí trở thành ông chủ doanh nghiệp khi tuổi đời còn rất trẻ, giống như cựu sinh viên FPT Polytechnic - Võ Chí Tùng.

Ở nhiều nước phát triển, học sinh tốt nghiệp lớp 12, thậm chí học xong lớp 9 đã định hình rất rõ ngành, nghề mình muốn và sẵn sàng chọn một trường nghề để theo học. Nếu sinh viên ở Việt Nam phải chờ trượt đại học mới vào học cao đẳng, chờ thất nghiệp rồi mới đi học nghề… là đang phải đi đường dài hơn so với thế giới.

Do đó, để giúp các vị phụ huynh và các em học sinh sáng suốt hơn trong việc chọn trường, chọn nghề, từ đó giúp bản thân người học và gia đình tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc, khuyến khích các bạn trẻ tự tin lập nghiệp sớm với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vững vàng, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo Dân trí tổ chức buổi Tọa đàm “Từ tấm bằng nghề đến làm chủ doanh nghiệp” vào lúc 9h sáng ngày 22/7/2014.
 

Thông tin khách mời:


Thông tin khách mời:


TS. Nguyễn Thành Nam
TS. Nguyễn Thành Nam - Phó Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT.

Ông là cựu học sinh Khối chuyên Toán, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khóa 11 (1976-1979). Năm 1988, ông bảo vệ luận án Phó Tiến sỹ Toán tại trường Đại học Tổng hợp quốc gia Mat-xcơ-va Lô-mô-nô-xốp (MGU), Nga.

Năm 1988 ông về nước và cùng với 12 người khác, đứng đầu là ông Trương Gia Bình, sáng lập ra FPT. Từ năm 2009 đến 2011, ông giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn FPT. Hiện nay ông đang đương nhiệm chức Phó chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT kiêm Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế FPT.

ThS Vũ Chí Thành -
ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.

Học xong Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ, anh có một thời gian công tác tại Ngân hàng thế giới World Bank tại Washington DC, và trở về công tác tại vị trí Trưởng ban Tuyển sinh và Công tác Sinh viên - FPT Polytechnic và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội từ năm 2011.


Võ Chí Tùng -
Võ Chí Tùng - cựu sinh viên khóa 8.1, chuyên ngành Thiết kế website, Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic.

Từng đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc 5 học kỳ liên tiếp tại trường, Giải Công nghệ cuộc thi "Poly Sáng tạo", Trợ giảng tại FPT Polytechnic... Trong học kỳ cuối tại trường, Chí Tùng đã cùng bạn bè thành lập CôngtyTNHH Phát triển phần mềm PTT (PTT Software), chuyên cung cấp các giải pháp về website cũng như thực hiện công việc outsource website với đối tác nước ngoài.