Tại sao học sinh lên lớp 10 cần chương trình đào tạo đặc biệt?
Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào THPT, nhiều gia đình đã giật mình nhận ra những gì con em mình được đào tạo trong suốt 9 năm qua tồn tại không ít vấn đề.
Bởi mặc dù được đánh giá là học sinh giỏi, có khả năng tiếp thu, nhiều em vẫn rơi vào hoàn cảnh “học tài thi phận”, với kết quả vào lớp 10 không được như mong muốn.
Theo TS. Lê Đức Ánh – Hiệu trưởng trường quốc tế TIS (Tp. Hồ Chí Minh), một trong những lý do dẫn tới tình trạng thi tuyển vào lớp 10 của các em không được như mong muốn là do môi trường đào tạo truyền thống ở nhiều trường công lập còn khá “cứng”. Cùng một giáo trình, giáo viên truyền đạt cho tập thể học sinh đông đảo, sẽ có em nắm được vấn đề, có em lại không.
Kéo dài tình trạng này khiến nhiều em trở nên chán học, thậm chí ghét học song gia đình lại không nắm được để có biện pháp thay đổi kịp thời, từ đó khiến kết quả thi không được như ý. Bên cạnh đó, có những em học tốt song lại yếu kỹ năng mềm, chưa rèn luyện được bản lĩnh nên sinh ra sự chủ quan khi bước vào phòng thi, hoặc ngược lại, quá run khi cầm đề, dẫn tới kết quả không tốt…
Thực tế, khi chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa THPT, học sinh không còn nhiều thời gian, chỉ có 3 năm để sẵn sàng cho việc lựa chọn ngành nghề đào tạo tương lai. Theo một số chuyên gia giáo dục, đây thực sự là khoảng thời gian vô cùng quan trọng bởi các em tuy đang sở hữu một độ tuổi với những lợi thế về khả năng tiếp thu kiến thức song lại cũng là thời kỳ có những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Do đó, nếu được đào tạo trong một môi trường học tập hiện đại, toàn diện và có sức thu hút thì phần lớn các em sẽ được trang bị kiến thức và những định hướng đúng cho sự nghiệp trong tương lai. Ngược lại, nếu việc đầu tư chưa chuẩn xác sẽ dễ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Trong đó, điển hình là sự chán học, hay học theo kiểu đối phó mà không quan tâm được đến hành trang cho tương lai…
Một vấn đề nữa là cần phải có những thay đổi về quan niệm “phải thi được vào đại học bằng mọi giá”. Việc lựa chọn mô hình học nào khi tốt nghiệp PTTH sẽ phụ thuộc vào đúng thực lực của học sinh. Có thể sẽ có những học sinh lựa chọn học đại học trong nước hoặc nước ngoài, hay có những học sinh ra nước ngoài học nghề, thậm chí là cả việc học nghề trong nước thì cũng rất đáng khuyến khích nếu thực sự các em thấy phù hợp với bản thân. Điều quan trọng nhất là, tại thời điểm học PTTH, các em được chuẩn bị những gì cho hành trang tương lai.
Và cũng như thầy Lê Đức Ánh chia sẻ: “Quan trọng nhất là các em định vị được sở thích và năng khiếu nghề nghiệp của mình, cũng như sở hữu nền tảng học vấn chắc chắn và có bản lĩnh, thì ở bất kỳ đâu, các em đều đã tiến gần tới thành công rồi”.
Là một trong những trường Quốc Tế đầu tiên trên địa bàn Tp.HCM, sau 15 năm hoạt động, trường quốc tế TIS đã nghiên cứu kỹ hoàn cảnh, môi trường giáo dục Việt Nam để có thể đưa ra những giải pháp khắc phục bất cập hiệu quả. Trong đó, “quan tâm cá thể” được coi là chìa khóa giúp giải quyết những khó khăn của học sinh khi bước vào THPT. Các giáo viên sử dụng phương pháp sư phạm khoa học của mình khám phá cá tính, năng khiếu của từng em, từ đó đưa ra chương trình đào tạo phù hợp dành riêng. Nhờ vậy, mỗi em sẽ trở nên thích học, quan tâm học hơn, và đặc biệt là có thể tự định hướng ngành học thích hợp với bản thân sau khi kết thúc THPT. Kết hợp với các chương trình đào tạo kỹ năng mềm của trường, các em sẽ có thêm bản lĩnh, sự tự tin nhưng không chủ quan, hấp tấp trong cuộc sống. |