Tài nguyên môi trường và bài toán cân bằng sinh thái

Sự phát triển vượt bậc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt con người trước một thách thức về bài toán cân bằng sinh thái và sự khủng hoảng tài nguyên trên phạm vi toàn cầu.

Cơn khát tài nguyên

Cơn khát tài nguyên

Theo cảnh báo của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, với tốc độ khai thác tài nguyên hiện nay thì có lẽ đến năm 2030 phải cần thêm một Trái đất nữa mới đáp ứng nhu cầu đất cho nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi. Nhân loại đang sử dụng vượt quá 50% giới hạn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phép và dự báo đến năm 2040 các nguyên liệu cơ bản như nhiên liệu hóa thạch, thép, thực phẩm và nước sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng. Tuy nhiên, những cảnh báo trên đây vẫn không kìm hãm được tốc độ sử dụng tài nguyên chóng mặt của các ngành công nghiệp dịch vụ và mỗi lúc con người càng khai thác và tàn phá mạnh mẽ người bạn thiên nhiên.

Điều này dẫn đến hệ quả là sự đa dạng hệ sinh thái của thiên nhiên đang vấp phải cơn khát tài nguyên của loài người, dần dần một số giống loài quý hiếm đi vào ngõ cụt tuyệt chủng, đồng thời nhiều sinh vật bị biến dạng, có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và sức khỏe của con người. Mặt khác, các tài nguyên cơ bản như đất, nước, biển, khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên… đang bị khai thác triệt để phục vụ cho những mục đích và lợi nhuận kinh tế khổng lổ của con người nhưng ít ai nhận thức được rằng tài nguyên thiên nhiên mất đi hàng loạt và không thể tái tạo đồng nghĩa với việc cuộc sống của chúng ta đang đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên.

Quản lý môi trường: Đi từ bài toán đầu tư nhân lực

Quản lý môi trường: Đi từ bài toán đầu tư nhân lực

Nhiều chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực tài nguyên môi trường cho rằng công tác quản lý bao gồm các lĩnh vực như chất lượng môi trường không khí, đất đai, nguồn nước cũng như tài nguyên đất đai, khoáng sản, sinh học (động thực vật, đa dạng sinh học), tài nguyên nước, không khí, cảnh quan đều phải bắt nguồn từ nhận thức của con người.

Để có được những động thái tích cực trong việc bảo vệ và gìn giữ tài nguyên không cạn kiệt, con người phải đi từ bài toán đầu tư nhân lực, tức là xây dựng đội ngũ chuyên sâu về lĩnh vực môi trường trên diện rộng, tránh những chiến dịch bộc phát, nhỏ lẻ vì không mang lại hiệu quả cao.

Để làm được điều này, nhiều trường đại học trên thế giới và tại Việt Nam đang đẩy mạnh công tác xây dựng nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường để đem đến đội ngũ quản lý, bảo vệ và kiểm soát môi trường một cách hợp lý.

Quản lý môi trường: Đi từ bài toán đầu tư nhân lực

Riêng tại nước ta, ngoài những đơn vị hàng đầu trong đào tạo nhân lực chuyên sâu về tài nguyên môi trường như các trường ĐH Tự nhiên, Nông lâm, Viện Tài nguyên môi trường thì các trường ngoài công lập cũng từng bước đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho ngành học này. Một trong những đơn vị đó phải kể đến trường ĐH Hoa Sen. Năm học 2013, nhà trường sẽ có 80 chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản lý tài nguyên môi trường (mã ngành D850101) dành cho thí sinh dự thi các khối A, A1, B, D1, D3.

Ngành học sẽ là chọn lựa phù hợp dành cho các bạn trẻ yêu thích và gần gũi với thiên nhiên, thích học các môn tự nhiên, ưa khám phá, tìm hiểu đồng thời thích tư duy phân tích cũng như giải quyết vấn đề. Chương trình đào tạo ngành này được tham khảo từ một số trường đại học của Mỹ và Úc nên phù hợp với mô hình đào tạo quốc tế.

Theo học ngành này, sinh viên Hoa Sen sẽ được các giảng viên đào tạo từ nhiều nước hướng dẫn, được thực tập tại những phòng thí nghiệm đủ chuẩn và còn được đi thực tế và thực địa nhiều để gia tăng cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu môi trường làm việc tại doanh nghiệp ngay từ năm đầu.

Sinh viên tốt nghiệp dễ dàng nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn vì hầu hết các cơ sở sản xuất, dịch vụ, đơn vị vừa và lớn đều cần tối thiểu từ một đến hai nhân sự làm về công tác môi trường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm chuyên viên môi trường/tài nguyên tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, tư vấn, chuyển giao công nghệ; các tổ chức, khu vực, dự án bảo vệ môi trường; các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về môi trường/ tài nguyên; các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Ngoài ra có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường/ tài nguyên từ trung ương đến địa phương cũng như tham gia vào lực lượng cảnh sát môi trường.

Để được tư vấn chuyên sâu hơn về chương trình, vui lòng liên hệ:

Ban Tuyển sinh, ĐH Hoa Sen

C003 - 93 Cao Thắng, Q3, TPHCM
Hotline: 08 38 301 877 / Số máy lẻ: 106 - 131 - 154 -156
Thông tin chi tiết về ngành học có thể xem thêm tại đây