SV ngành điện tử: Nhà trường “khuyến hành”, doanh nghiệp "khuyến tập"

Tập đoàn điện tử Asanzo đầu tư 4 tỉ đồng cho việc “khuyến tài” nguồn nhân lực ngành điện tử tại các trường đại học địa phương.

Vừa qua, Tập đoàn điện tử Asanzo đã phối hợp cùng khoa Điện - Điện tử trường đại học Bình Dương (BDU) tổ chức buổi lễ khánh thành “Phòng thực tập điện tử Asanzo” và trực tiếp trao tặng nhiều suất học bổng giá trị cho các SV có hoàn cảnh đặc biệt nhưng đạt thành tích nổi bật.

Tại sự kiện, 11 sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt của khoa Điện đã được trao học bổng trị giá 5 triệu đồng mỗi suất. Thêm vào đó, tập đoàn Asanzo đã ký kết gói tài trợ cho trường Đại học Bình Dương với tổng trị giá lên tới 4 tỷ đồng, trong đó 3 tỉ đồng tiền mặt sẽ được trao trực tiếp cho các bạn SV, 1 tỷ đồng được sử dụng để đầu tư cho “Phòng thực tập điện tử”.


Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo trao học bổng cho các em có hoàn cảnh đặc biệt nhưng đạt thành tích xuất sắc.

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo trao học bổng cho các em có hoàn cảnh đặc biệt nhưng đạt thành tích xuất sắc.

Mô hình phòng thực tập “tại trường”

Đặc biệt, cũng trong dịp này, Asanzo đã cùng khoa Điện - Điện tử trường Đại học Bình Dương (BDU) chính thức khánh thành và đi vào hoạt động “Phòng thực tập điện tử” tại cơ sở Hoàng Hoa Thám của trường Đại học Bình Dương.

Đây là mô hình gắn kết giữa danh nghiệp và nhà trường nhằm thực hiện hóa về nâng cao việc ứng dụng thực tiễn với lý thuyết trong trường học. “Phòng thực tập điện tử” cũng là dự án nằm trong lộ trình “khuyến tài” sâu rộng của Asanzo trong việc “khai phóng” những “nhân tài bí ẩn” trong làng công nghệ, lấy cơ sở để hình thành đội ngũ sáng tạo đột phá trong tương lai.

Phòng thực tập Điện tử là mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, hướng tới mục tiêu giáo dục dựa trên 4 chữ Học - Hỏi - Hiểu - Hành.
Phòng thực tập Điện tử là mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, hướng tới mục tiêu giáo dục dựa trên 4 chữ Học - Hỏi - Hiểu - Hành.

Không chỉ đơn thuần là một mô hình thực hành và thực nghiệm thường thấy ở các trường đại học, Phòng thực tập Điện tử được đầu tư như một “trạm huấn luyện” bảo hành của Công ty Asanzo tại Bình Dương. Trạm huấn luyện vừa hoạt động như một trạm bảo hành độc lập của Asanzo đồng thời cũng sẽ là trung tâm dịch vụ điện tử và khởi nghiệp thuộc Khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Bình Dương.

Tại đây, các SV không chỉ được sinh hoạt các câu lạc bộ nghề mà còn được trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và tham gia vào công việc sửa chữa cho các sản phẩm điện tử hiện có của Asanzo, tăng cường cơ hội trải nghiệm chuyên môn “thực chiến”, khám phá khả năng và hình thành các thói quen, kỹ năng cần thiết trong công việc.


Các SV thực tập cần được hỗ trợ ứng dụng lý thuyết vào thực hành liên tục trong quá trình thực tập.

Các SV thực tập cần được hỗ trợ ứng dụng lý thuyết vào thực hành liên tục trong quá trình thực tập.

Nhà trường “khuyến hành”

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một thông điệp là các trường đại học phải công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm làm cơ sở cho thí sinh lựa chọn ngành học. Điều này đặt ra thách thức cho các trường đại học khi trên thực tế nỗi lo sợ về việc sinh viên ra trường không được làm việc đúng ngành đã gần như choán hết nỗi trăn trở về tình trạng báo động về tỉ lệ thất nghiệp.

Nỗi lo sợ càng trở nên bức thiết trước thách thức của cuộc CMCN 4.0 bởi vì người lao động có nguy cơ bị “chuyển giao” bởi máy móc tự động hóa. Tất yếu, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học cần chuyển đổi với một tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.

Người lao động có nguy cơ bị “chuyển giao” bởi máy móc tự động hóa.
Người lao động có nguy cơ bị “chuyển giao” bởi máy móc tự động hóa.

Để có thể trở thành một nhân viên vận hành hay kỹ sư điện tử trong tương lai, bên cạnh việc “cải đổi” các chương trình lý thuyết, việc tạo điều kiện cho SV thực hành, thực tập là một trong những yếu tố các trường ĐH đào tạo ngành kỹ thuật điện tử cần đặc biệt chú trọng.

Doanh nghiệp “khuyến tập”

Nhóm ngành cơ khí - điện - điện tử nằm trong Top 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực đều đặn qua các năm. Các vị trí công việc và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng mở rộng với mức thu nhập hấp dẫn và môi trường làm việc đầy “điện hút”.

Theo như ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo chia sẻ, mỗi năm công ty Asanzo luôn có kế hoạch để phát triển các dòng sản phẩm mới cũng như mở rộng kinh doanh, thị trường, hệ thống phân phối, đại lý, trạm bảo hành. Đồng nghĩa, DN luôn cần một lượng nhân lực điện tử lớn trong tương lai nhưng tỉ lệ SV ứng tuyển được chọn là rất thấp. Ngay cả đối với các bạn đã được lựa chọn thì việc đào tạo và huấn luyện cũng mất rất nhiều thời gian.

Cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian và chủ động trong việc xây dựng nguồn nhân lực từ ban đầu, đồng thời hỗ trợ cho nhà trường thực hiện chủ trương “khuyến hành”, doanh nghiệp không còn cách nào khác là cần phải nhanh chóng tiếp cận với giáo dục địa phương, biến cơ hội học tập thành môi trường “thực tập” để cùng bắt tay với nhà trường đón sóng CMCN 4.0.

Hành trình “khuyến tài” của Asanzo

Trao đổi với chúng tôi, Tổng giám đốc công ty Asanzo bày tỏ sự vui mừng về kết quả hợp tác của hai bên, đặc biệt lưu tâm đến sự phát triển đội ngũ tương lai của ngành Công nghệ - Điện tử, đồng thời đề cao việc “khuyến hành”, “khuyến tập” trong trường học.

Ngoài ra, ông cũng gửi lời động viên học tập đến các bạn sinh viên trong trường và nhấn mạnh: “Asanzo luôn mở rộng cửa cho những bạn sinh viên có kết quả học tập tốt và trình độ tay nghề cao. Hãy cứ học tập và thực tập tốt, Asanzo sẽ luôn đồng hành để hỗ trợ các em!”.

Theo như ông Tam chia sẻ, việc tài trợ học bổng lần này đều nằm trong định hướng “khuyến tài” của Tập đoàn Asanzo cũng như mong muốn của cá nhân ông trong việc phát triển, bồi dưỡng nhân tài trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành điện tử.

Gương mặt Truyền hình đã nhận được sự tài trợ độc quyền của Tập đoàn Asanzo.
Gương mặt Truyền hình đã nhận được sự tài trợ độc quyền của Tập đoàn Asanzo.

Trong một bài phỏng vấn TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục - Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng chính sách đầu tư vào giáo dục sẽ quyết định rất lớn tốc độ tăng trưởng. “Chúng tôi luôn ủng hộ điều này” - ông Tam khẳng định.

Xuân Anh