Sai trái của trẻ nằm ở hành vi? hay bản chất… thuộc về hệ nhận cảm?

Bố mẹ có tự tin mình hiểu rõ bản chất hành vi của đứa con bé bỏng mà bố mẹ cứ hay vô tình buột miệng “lười”, “bướng”, “kỳ cục” … hay chưa?

Bố mẹ cần chắc rằng mình đã hiểu đúng, hiểu đủ về những đứa trẻ vẫn đang trong giai đoạn cực thịnh của việc hoàn thiện mọi giác quan, thể chất và não bộ. Chúng đang học hỏi tất tần tật môi trường xung quanh để đi đến tiến trình “bình thường hóa” của mình đấy. Đừng vội vàng đưa ra bất kỳ kết luận nào khi chưa tìm hiểu kỹ. Hãy hiểu trẻ hơn để tiếp bước cho con trên những quãng đường gập ghềnh của con yêu, bố mẹ nhé.

Sai trái của trẻ nằm ở hành vi? hay bản chất… thuộc về hệ nhận cảm? - 1

Nếu như cảm nhận được hiểu là cảm giác hay giác quan của cơ thể và định nghĩa của hành vi là cách thức mà con người phản ứng trước một “kích thích” cụ thể nào đó (hay chính là tiếp nhận cảm giác), vậy thì vâng, các hành vi lạ lẫm có thể xảy ra do hệ nhận cảm gặp trục trặc lắm chứ. Điều đó cho thấy rõ MỌI hành vi đều liên quan đến hệ cảm giác. Hãy đánh dấu biểu hiện nào bên dưới bé nhà bạn gặp phải:

__ 1. Lười, chọn trò ít vận động, nhút nhát, không muốn mạo hiểm, không thích xích đu, nhà nhún

__ 2. Khó hiểu vì bé tỏ rõ sợ hãi hễ bàn chân rời mặt đất

__ 3. Ghét lên xuống cầu thang, đi trên vật gồ ghề

__ 4. Bé vụng về, dễ mất thăng bằng

__ 5. Nghịch phá, hiếu động, tay chân không chịu yên, không đi mà hay chạy

__ 6. Sở thích lạ: được bế thảy lên không trung

__ 7. Ngạc nhiên vì bé có thể xoay người nhiều vòng mà không chóng mặt

__ 8. Không giống ai: có thế ngồi lắc lư, lắc đầu, lắc chân

Sai trái của trẻ nằm ở hành vi? hay bản chất… thuộc về hệ nhận cảm? - 2

__ 9. Kỳ cục với kiểu ngồi "W" muôn thuở

__ 10. Liếm kem khó khăn khi ăn kem cây

__ 11. Thích giậm chân khi đi bộ

__ 12. Quái lại vì thích mặc quần áo chật chội, thích ôm nhau kiểu mặt đối mặt

__ 13. Có tật hay nghiến răng ken két

__ 14. Bướng, rất hay cắn, đánh, đẩy, xô ngã trẻ khác; chơi mạnh tay với thú nuôi

__ 15. Thường xuyên làm rách giấy khi tẩy xóa

Trên đây là những biểu hiện thường gặp khi trẻ có rắc rối với hệ cảm giác cho cảm thụ bản thể và sai lệch ở cảm giác tiền đình. Chỉ cần bé có một vài trong số 15 hành vi trên thì cũng đáng để bạn quan tâm nhiều hơn đến hai hệ cảm giác này. Chúng ta quen nhắc đến 5 giác quan có từ nghe, nhìn, sờ chạm, ngửi và nếm. Ít người chú ý hay đề cập đến 2 giác quan có tầm quan trọng khác nữa, đó là:

01. Cảm giác bản thể: nhận biết vị trí thân thể khi tương tác với môi trường, điều chỉnh độ căng cơ bắp, các khớp... Ví dụ như việc tắt đồng hồ báo thức, khi chuông reo vào buổi sáng, ta với tay ra và tắt chuông mà không cần nhìn tới đồng hồ. Bộ não biết chính xác cần bao nhiêu chuyển động/lực để vươn tay ra và nhấn vào nút Tắt. Nếu nhầm chỗ, ngón tay ta cung cấp đến não bộ thông tin cần thiết để cử động thêm nữa nhằm tắt được chuông reo – hoàn toàn không cần nhìn.

02. Tiền đình: hệ thống xử lý cảm giác này có trách nhiệm giúp đỡ một cá nhân duy trì sự phối hợp và giữ thăng bằng. Nó cũng phát hiện bộ phận cơ thể thay đổi vị trí từ đứng hay nằm ngang sang xoay… để chỉ đạo tốc độ và vận động phù hợp.

Bố mẹ cần nhanh chóng giúp bé điều chỉnh, cải thiện để quân bình cảm giác bởi khả năng tiếp nhận, xử lý, giải mã và đưa ra đáp ứng phù hợp với dữ liệu thông tin thu vào về cảm giác là nền tảng quan trọng trong sự phát triển của trẻ trong giai đoạn vàng 0-6 tuổi bố mẹ nhé.

Tham gia hội thảo “Thể Dục Trí Não” để là cơ hội để tiềm hiểu về:

✔ Phân biệt trẻ “nghịch ngợm”, “biếng nhác” hay trẻ gặp vấn đề về giác quan cảm nhận cơ thể

✔ Thăng bằng, đi không vững, liên kết giữa vận động & cơ bắp không tốt

✔ Ảnh hưởng của giác quan cảm nhận cơ thể

✔ Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

✔ Một số bài tập và cách chuyển động giúp cân bằng và điều hòa cơ thể ở trẻ

::Thời gian: 8h30~11h30 ngày 10/03/2018 (Thứ 7)
::Địa điểm: Trường Mầm non Quốc tế Sakura Montessori
251A Lương Định Của, Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM

Đăng ký tại đây: https://goo.gl/forms/9c12zgQ7fHUWW5p62

(Hoàn toàn miễn phí)