Phương pháp nào giúp con học giỏi?

Khi mà con không giỏi không phải vì con dốt, IQ của con thấp mà vì mất căn bản, hổng kiến thức, không tập trung, thích chơi hơn học hoặc chỉ do một quãng thời gian ngắn lơ là.

Đó không chỉ là lỗi của con mà của cả bố mẹ. 

Cùng phân tích những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp mà phụ huynh học sinh sẽ áp dụng để mong con tiến bộ hơn:

Bố mẹ sẽ dành thời gian để học cùng con, trường hợp này không nhiều nhưng tỏ ra khá hiệu quả vì khi học cùng con bố mẹ sẽ biết được con hổng kiến thức ở đâu, lý do nào khiến con học kém từ đó sẽ có cách “đối phó” với con. Tuy nhiên, đây là cách mà ít gia đình thực hiện được và đa phần chỉ làm được khi con học tiểu học hoặc chớm vào cấp 2. Ở các lớp cao hơn, nếu bố mẹ không làm trong ngành giáo dục sẽ rất khó truyền đạt cho con thậm chí là không có khả năng giải nổi bởi kiến thức đã lãng quên nhiều hoặc đã thay đổi. Hơn thế nữa, các bậc phụ huynh cũng không thể kèm được con ở tất cả các môn.

Học cùng con chỉ áp dụng được khi con còn nhỏ.
Học cùng con chỉ áp dụng được khi con còn nhỏ. 

Thuê gia sư về dạy  tại nhà cho con là hình thức phổ biến nhất trong rất nhiều năm nay. Tuy nhiên, với những gia đình từng nhờ cậy tới gia sư hẳn đã nhiều phần thất vọng. Trẻ học kém nhưng lại được ưu ái khi có người tới tận nhà giảng dạy, trong tâm lý chúng sẽ nảy sinh ý nghĩ coi thường và chống đối. Gia sư được thuê thường là sinh viên làm thêm, họ cũng có khả năng và tâm huyết nhưng vẫn luôn mang tư tưởng của người đi làm thuê kiếm tiền chứ không ở vị thế của một giáo viên. Hơn nữa, việc thay đổi gia sư thường xuyên cho thích hợp với con mình cũng là một điều gây cản trở cho cả gia sư lẫn gia đình học sinh.

Mời giáo viên uy tín về nhà dạy cho con là biện pháp nhiều gia đình có điều kiện áp dụng. Thực chất, hình thức này cũng được gọi là gia sư tại nhà nhưng ở cấp độ cao hơn. Người dạy con với tâm thế được mời về sẽ không kiêng nể những cậu ấm, cô chiêu mà sẽ bằng mọi cách huấn luyện chúng nên người. Thế nhưng, tâm thế của con trẻ thì vẫn không thay đổi. Với không gian là nhà riêng, phòng riêng của mình, dù là học sinh cấp mấy, dù có sợ giáo viên được mời thì những đứa trẻ có nhu cầu học không bằng những nhu cầu khác sẽ luôn tìm cách phá bĩnh. Và mặc dù với vai trò được mời, nhưng giáo viên vẫn phải “nhu” với kẻ đáng lẽ sẽ “cương” trên lớp học.

Cho con theo học cùng một số nhóm bạn ở địa chỉ của giáo viên uy tín cũng là cách nhiều gia đình áp dụng. Nếu nhóm bạn đó là những đứa trẻ ham học, con sẽ nhanh chóng chán nản, trở nên lạc lõng và không thể tiến bộ. Còn nếu nhóm bạn cũng là những đứa trẻ như con thì đây là cách “thả hổ về rừng”, sẽ còn nguy hại hơn.

Cho con theo học tại các trung tâm ôn luyện có tiếng hẳn cũng là biện pháp nhiều gia đình áp dụng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, bố mẹ sẽ nhận ra rằng, lớp học đó không khác lớp học chính khoá của con là bao, có hơn cũng chỉ là được giáo viên quan tâm hơn và báo cáo tình hình sát sao hơn nhưng cũng chẳng để làm gì.

Dường như có một đứa con học dốt hiện nay là “vô phương cứu chữa” nếu tự bản thân các con không nhận ra được sai lầm của mình mà quay đầu lại? Nếu đã thử qua các cách ở trên mà không thấy hiệu quả, bố mẹ hãy thử áp dụng hình thức sau:

Cũng là học tại trung tâm nhưng con sẽ được xếp trong lớp “cải tạo”, lớp chỉ có 3-4 học sinh theo yêu cầu của phụ huynh, giáo viên giảng dạy đều là những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm hiện đang giảng dạy tại các trường chuyên, đại học nổi tiếng. Lớp theo yêu cầu này sẽ có chi phí khoảng 400.000 đồng/buổi thích hợp với các cậu ấm, cô chiêu đang trong quá trình chuyển đổi lên cấp 3 hoặc thi đại học. Khi được “nhốt” vào trong một lò “cải tạo” thực sự nghiêm ngặt và quy củ, loại bỏ được tất cả những nhược điểm của các biện pháp nêu trên, các con tiến bộ hay không sẽ rõ ràng chỉ sau vài buổi học.
 
Học cùng con chỉ áp dụng được khi con còn nhỏ.
 
Mô hình này hiện đang được Trung tâm luyện thi EFA Thanh Xuân áp dụng rất thành công cho nhiều em học sinh hổng kiến thức, mất căn bản lấy lại được đam mê trong học tập. Trung tâm với những giảng viên có tŕnh độ cao và uy tín như Tiến sỹ Cao Thị Vi Ba (Môn Đại số - Đại học khoa học tự nhiên); Tiến sĩ Hoàng Chí Hiếu (môn Lý - Đại học KHTN); Thạc sỹ Nguyễn Văn Thắng (môn Hóa - Đại học KHTN); cô Phan Thọ (Môn h́ình học - Đại học sư phạm); Thạc sỹ Nguyễn Vân Anh (Môn Anh Văn -  Đại học Hà Nội)... sẽ giúp những học sinh này tìm lại kiến thức đã hổng.

Để biết thêm về lớp học, các bậc phụ huynh gọi tới số 0906.112.488 gặp cô Hà - quản lý lớp học hoặc tới tại trụ sở của trung tâm ở số 30C, ngõ 477 Nguyễn Trăi, Thanh Xuân, Hà Nội để được tư vấn.