Phương pháp hay để tự tin thi tốt nghiệp môn Lịch sử
Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT trao quyền lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT cho các em học sinh. Theo khảo sát sơ bộ tại nhiều trường THPT trên cả nước, tỷ lệ chọn môn Lịch sử gần như thấp nhất trong tất cả các môn, thậm chí có trường công bố không có học sinh nào chọn môn này vì tâm lý lo ngại điểm thấp.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu biết cách ôn tập hiệu quả, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao ở môn Lịch sử.
Tự tin đăng ký môn sử trong kỳ thi sắp tới, em Lê Thị Sáng, học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hồng Đạo, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chia sẻ: “Em thấy các bạn toàn học sử theo kiểu học thuộc lòng, học “vẹt” nên nếu quên một câu là kéo theo quên hết các câu sau. Em ôn tập theo phương pháp vẽ “cây kiến thức,” thân cây có các mốc thời gian chính, tới các nhánh cây biểu diễn các sự kiện phụ, rất dễ nhớ. Việc này cũng giống như lập một đề cương khi viết văn, giúp các ý chính không bị nhầm lẫn, không bị bỏ sót.”
Em Sáng cũng cho biết đây là phương pháp học rất hiệu quả mà thầy giáo môn Lịch sử của trường đã dạy cho em và các bạn. Nhờ phương pháp này mà mỗi tiết học Lịch sử của thầy không làm cho học sinh căng thẳng, mà kích thích tư duy và khả năng sáng tạo của mỗi em khi vẽ những sơ đồ “cây kiến thức” của riêng mình.
Thầy giáo Trần Ngọc Thạch, người trực tiếp truyền cảm hứng và tình yêu lịch sử cho các em học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Hồng Đạo tâm sự là một giáo viên, ai cũng mong muốn các em yêu thích môn học của mình. Khi thấy tâm lý chán học môn Lịch sử của phần lớn học sinh, thầy cũng rất buồn. Nhưng càng buồn, thầy lại càng cố gắng để các em có thể học Lịch sử thật tốt.
Ngoài phương pháp vẽ cây kiến thức, để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, thầy nhắc nhở học sinh phải luôn bám sát các vấn đề thời sự hiện nay, vì chúng rất có thể sẽ liên quan tới đề thi.
"Các em học sinh cũng phải luôn nhớ rằng với những đề thi ra theo hướng mở, học sinh phải có lập luận thuyết phục. Chỉ nhớ kiến thức lịch sử chưa đủ để có bài sử đạt điểm cao. Để có kết quả tốt, lời văn rất quan trọng, không thể thiếu trong một bài lịch sử hay, đặc biệt là cách dẫn dắt vấn đề sao cho hấp dẫn người đọc, người chấm," thầy Thạch đưa ra lời khuyên.
Cũng sử dụng phương pháp học bằng vẽ sơ đồ thời gian, nhưng Nguyễn Thị Thu Ngân, sinh viên năm cuối khoa Lịch sử, Trường Ðại học Quy Nhơn (Bình Định) cho rằng như thế là chưa đủ, cần phải bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách giáo khoa.
Ngân cho biết ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, em đã có niềm say mê đặc biệt đối với môn Lịch sử. Kết hợp với học bài trên lớp, Ngân thường xuyên tìm hiểu thêm qua truyện tranh, ảnh, sách báo, các bộ phim điện ảnh và phim hoạt hình về lịch sử. Điều đó giúp em hình thành một chuỗi hình ảnh các sự kiện trong trí nhớ. Môn Lịch sử không còn là những sự kiện khô khan mà trái lại rất sinh động.
Mong muốn đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ, Ngân đã chọn vào ngành Sư phạm Lịch sử của Trường Đại học Quy Nhơn.
Để thay đổi chương trình, cách dạy hay sách giáo khoa môn Lịch sử như nhiều ý kiến trong dư luận hiện nay thì cần nhiều thời gian để nghiên cứu. Nhưng học sinh có thể áp dụng những phương pháp học lịch sử mới mẻ, đơn giản và hiệu quả trên trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Tự tin đăng ký môn sử trong kỳ thi sắp tới, em Lê Thị Sáng, học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hồng Đạo, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chia sẻ: “Em thấy các bạn toàn học sử theo kiểu học thuộc lòng, học “vẹt” nên nếu quên một câu là kéo theo quên hết các câu sau. Em ôn tập theo phương pháp vẽ “cây kiến thức,” thân cây có các mốc thời gian chính, tới các nhánh cây biểu diễn các sự kiện phụ, rất dễ nhớ. Việc này cũng giống như lập một đề cương khi viết văn, giúp các ý chính không bị nhầm lẫn, không bị bỏ sót.”
Em Sáng cũng cho biết đây là phương pháp học rất hiệu quả mà thầy giáo môn Lịch sử của trường đã dạy cho em và các bạn. Nhờ phương pháp này mà mỗi tiết học Lịch sử của thầy không làm cho học sinh căng thẳng, mà kích thích tư duy và khả năng sáng tạo của mỗi em khi vẽ những sơ đồ “cây kiến thức” của riêng mình.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2013. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Thầy giáo Trần Ngọc Thạch, người trực tiếp truyền cảm hứng và tình yêu lịch sử cho các em học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Hồng Đạo tâm sự là một giáo viên, ai cũng mong muốn các em yêu thích môn học của mình. Khi thấy tâm lý chán học môn Lịch sử của phần lớn học sinh, thầy cũng rất buồn. Nhưng càng buồn, thầy lại càng cố gắng để các em có thể học Lịch sử thật tốt.
Ngoài phương pháp vẽ cây kiến thức, để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, thầy nhắc nhở học sinh phải luôn bám sát các vấn đề thời sự hiện nay, vì chúng rất có thể sẽ liên quan tới đề thi.
"Các em học sinh cũng phải luôn nhớ rằng với những đề thi ra theo hướng mở, học sinh phải có lập luận thuyết phục. Chỉ nhớ kiến thức lịch sử chưa đủ để có bài sử đạt điểm cao. Để có kết quả tốt, lời văn rất quan trọng, không thể thiếu trong một bài lịch sử hay, đặc biệt là cách dẫn dắt vấn đề sao cho hấp dẫn người đọc, người chấm," thầy Thạch đưa ra lời khuyên.
Cũng sử dụng phương pháp học bằng vẽ sơ đồ thời gian, nhưng Nguyễn Thị Thu Ngân, sinh viên năm cuối khoa Lịch sử, Trường Ðại học Quy Nhơn (Bình Định) cho rằng như thế là chưa đủ, cần phải bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách giáo khoa.
Ngân cho biết ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, em đã có niềm say mê đặc biệt đối với môn Lịch sử. Kết hợp với học bài trên lớp, Ngân thường xuyên tìm hiểu thêm qua truyện tranh, ảnh, sách báo, các bộ phim điện ảnh và phim hoạt hình về lịch sử. Điều đó giúp em hình thành một chuỗi hình ảnh các sự kiện trong trí nhớ. Môn Lịch sử không còn là những sự kiện khô khan mà trái lại rất sinh động.
Mong muốn đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ, Ngân đã chọn vào ngành Sư phạm Lịch sử của Trường Đại học Quy Nhơn.
Để thay đổi chương trình, cách dạy hay sách giáo khoa môn Lịch sử như nhiều ý kiến trong dư luận hiện nay thì cần nhiều thời gian để nghiên cứu. Nhưng học sinh có thể áp dụng những phương pháp học lịch sử mới mẻ, đơn giản và hiệu quả trên trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Theo TTXVN