Chính phủ Úc công bố nhiều thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 01/07/2015 – thời điểm đầu tiên của năm tài chính 2015 – 2016 như sau:
Từ ngày 01/07/2015 website của bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc (Department of Immigration and Border Protection) được tích hợp cùng Hải quan Úc và Dịch vụ Bảo vệ Biên giới Úc (Australian Customs and Border Protection Service) với địa chỉ là www.border.gov.au, thay cho website cũ là www.immi.gov.au. Thông tin cung cấp tại website mới được trình bày đơn giản, rõ ràng, thân thiện với người dùng hơn. Đây là khởi đầu quan trọng để Úc thực hiện triển khai hệ thống visa du học mới (Student Visa Framework Australia – SSVF) được công bố vào ngày 16/6/2015 và có hiệu lực vào 01/07/2016.
Theo đó, hệ thống visa mới SSVF được sắp xếp đơn giản hơn, giảm từ 08 phân lớp visa du học hiện nay xuống còn 02 phân lớp và đưa ra một khung đánh giá rủi ro xuất nhập cảnh chung nhằm tiết kiệm chi phí tốt hơn, quản lý sinh viên quốc tế hiệu quả hơn và thúc đẩy sự phát triển của giáo dục quốc tế tại Úc. Như vậy, chương trình xét duyệt visa du học Úc diện ưu tiên (Streamlined Visa Processing – SVP) hiện nay sẽ chỉ còn thực hiện đến 30/06/2016. Sau đó cũng như tất cả các chương trình xét duyệt visa du học Úc khác sẽ được thay thế bởi SSVF với tiêu chí đơn giản hơn, xác thực hơn, hiệu quả hơn.
Thứ hai: Tăng lệ phí xét duyệt visa và yêu cầu sinh trắc học bắt buộc
Lệ phí xin visa du học (tất cả các subclass) | Đương đơn chính: 550 AUD, tăng 15 AUD |
Người phụ thuộc trên 18 tuổi: 410 AUD, tăng 05 AUD |
Người phụ thuộc dưới 18 tuổi: 135 AUD, không đổi |
Lệ phí xin visa ở lại sau tốt nghiệp - Temporary Graduate Visa subclass 485 | Đương đơn chính: 1470 AUD, tăng 30 AUD |
Người phụ thuộc trên 18 tuổi: 735 AUD, tăng 15 AUD |
Người phụ thuộc dưới 18 tuổi: 370 AUD, tăng 10 AUD |
Lệ phí xin visa làm việc tạm trú diện tay nghề - Temporary work skilled subclass 457 | Đương đơn chính: 1060 AUD, tăng 25 AUD |
Người phụ thuộc trên 18 tuổi: 1060 AUD, tăng 25 AUD |
Người phụ thuộc dưới 18 tuổi: 265 AUD, tăng 05 AUD |
Lệ phí xin visa thường trú (định cư) các loại: Skilled Regional (Provisional) subclass 489, Skilled Independent subclaa 189, Regional Sponsored Migration scheme - subclass 187, Employer Nomination scheme subclass 186 | Đương đơn chính: 3600 AUD, tăng 80 AUD |
Người phụ thuộc trên 18 tuổi: 1800 AUD, tăng 40 AUD |
Người phụ thuộc dưới 18 tuổi: 900 AUD, tăng 20 AUD |
Tổng lãnh sự quán Úc tại Việt Nam cũng đưa ra thông báo về yêu cầu cung cấp dữ liệu sinh trắc học với tất cả đương đơn xin xét cấp visa vào Úc bắt đầu từ ngày 17/07/2015 và tại Hà Nội là từ ngày 27/07/2015. Nếu như trước đây, đương đơn có thể uỷ quyền cho tổ chức tư vấn hoặc người đại diện nộp hồ sơ thì từ thời điểm nêu trên, đương đơn phải có mặt tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Úc (AVAC do VFS điều hành) để chụp ảnh, lấy vân tay.
Thứ ba: Danh sách ngành nghề định cư diện tay nghề độc lập được cập nhật mới
Bắt đầu từ năm tài chính 2015-2016, Úc công bố danh sách ngành nghề đủ điều kiện định cư diện tay nghề SOL (Skilled Occupations List) với nhiều điểm đáng chú ý như:
Loại ngành Urban and Regional Planner (Quy hoạch vùng và đô thị - Mã ANZSCO 232611) , Dental Specialist, Dentist (Nha khoa – Mã ANZSCO 252311, 252312) ra khỏi danh sách SOL. Bổ sung ngành Cabinetmaker (Thợ mộc – Mã ANZSCO 394111) và Panelbeater (Thợ gò – Mã ANZSCO 324111) vào danh sách SOL với số lượng thư mời cấp tối đa trong năm tài chính lần lượt là 1530 và 1134 chỉ tiêu.
161.364 chỉ tiêu là tổng hạn mức trần thư mời nhập cư cho lao động có tay nghề tại Úc trong năm tài chính 2015 – 2016, tăng gần 4% so với 155.302 chỉ tiêu của năm trước. Trong đó, hạn mức trần của các ngành nghề trong SOL cũng có sự biến động lớn. Trong top 10 ngành giảm mạnh nhất, chủ yếu là các ngành khối dịch vụ như: Kế toán (từ 5.478 chỉ tiêu, còn 2.525 chỉ tiêu, giảm 2.953 chỉ tiêu); Y tá (từ 15.042 chỉ tiêu, còn 13.872 chỉ tiêu, giảm 1.170 chỉ tiêu); Kiểm toán (từ 1.188 chỉ tiêu, còn 1.000 chỉ tiêu, giảm 188 chỉ tiêu)…. Trong top 10 ngành tăng mạnh nhất, chủ yếu là các ngành khối kỹ thuật, giáo dục như: Thợ cơ khí (từ 644 chỉ tiêu, lên 6.108 chỉ tiêu, tăng 5464 chỉ tiêu); Thợ mộc (mới bổ sung vào SOL, 1.530 chỉ tiêu); Thợ gò (mới bổ sung vào SOL, 1134 chỉ tiêu); Thợ kim khí (từ 6.816 chỉ tiêu, lên 8.070 chỉ tiêu, tăng 1.234 chỉ tiêu); Thợ điện (từ 7.854 chỉ tiêu, lên 8.772 chỉ tiêu, tăng 918 chỉ tiêu); Giáo viên mầm non (từ 1.404 chỉ tiêu, lên 5.130 chỉ tiêu, tăng 666 chỉ tiêu); Giáo viên trung học (từ 7.002 chỉ tiêu, lên 8.352 chỉ tiêu, tăng 1.350 chỉ tiêu)…
Những thay đổi về ngành nghề và hạn mức trần thư mời nhập cư của mỗi ngành phản ánh bức tranh chính sách kinh tế và nhân lực hiện nay của Úc. Đặc biệt khi chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc – đối tác lớn nhất trong xuất khẩu tài nguyên, giáo dục, du lịch… - đã đặt ra yêu cầu cấp thiết với Úc về điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội theo hướng đối ngoại đa dạng thị trường và đối nội chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
Nếu phân chia các ngành nghề trong xã hội hiện nay, có thể chia thành bốn khối chính như sau:
Khối Sociology – Xã hội học: Là khối tạo ra triết lý quản lý xã hội.
Khối STEM (Science – Khoa học; Technology – Công nghệ; Engineering – Kỹ thuật; Mathematics – Toán): Là khối tạo ra sản phẩm, giá trị gốc cho xã hội
Khối Service – Dịch vụ: Là khối tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội (hay còn gọi là tối đa hoá giá trị cho sản phẩm của khối STEM)
Khối R&D (Research & Development – Nghiên cứu và phát triển): Là khối có mặt tại tất cả 03 khối kể trên, tạo ra sự thúc đẩy phát triển của các khối nói riêng và của xã hội nói chung.
Như vậy, để giảm phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo được, giảm phụ thuộc vào các đối tác phía ngoài, các quốc gia nói chung và Úc nói riêng cần có sự cân đối giữa bốn khối ngành kể trên. Tại Úc hiện tại, khối STEM còn phát triển chưa tương xứng để quốc gia này có được sự chủ động cần thiết trong phát triển kinh tế. Việc bổ sung ngành nghề, tăng hạn mức trần thư mời nhập cư cho các ngành kỹ thuật, công nghệ trong danh sách SOL của năm tài chính 2015-2016 cho thấy sự điều chỉnh đáng chú ý của chính phủ Úc trong phát triển khối STEM.
Đối với du học sinh Việt Nam có lợi thế về khoa học tự nhiên, việc đẩy mạnh phát triển STEM đem lại nhiều cơ hội về học tập, làm việc, nhập cư tại Úc. Mặt khác, suy thoái kinh tế dẫn đến thắt chặt chi tiêu của dân chúng, bao gồm chi tiêu cho du học, tại Trung Quốc cũng mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho Việt Nam – vốn là một trong năm thị trường trọng điểm về giáo dục quốc tế của Úc.
Để nắm bắt được những cơ hội hấp dẫn tại Úc như đã trình bày trên đây, yêu cầu tiên quyết là các bạn học sinh, sinh viên và gia đình cần tìm hiểu thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và khoa học. Nhằm giúp các bạn và gia đình có định hướng tìm hiểu rõ ràng, Chương trình Hỗ trợ du học đưa ra quy trình tư vấn du học dưới đây để các bạn có thể tìm hiểu tốt, từ đó xây dựng cho mình kế hoạch toàn diện và hợp lý về Du học – Việc làm – Định cư tại Úc.
Bước 01 - Tư vấn hướng nghiệp: Với quan điểm học là để làm việc, mục tiêu đầu tiên khi lên kế hoạch du học của các bạn là xác định cho mình nghề nghiệp phù hợp. Tương tự như khi các bạn tham gia tuyển dụng, cần xác định được rõ thông tin về nhu cầu, tiêu chuẩn, quy trình…của đơn vị tuyển dụng; xác định nguyện vọng, khả năng đáp ứng được yêu cầu đó của bản thân; và thể hiện tốt sự phù hợp của bản thân với nhu cầu đó. Cụ thể trong trường hợp này là đất nước Úc. Các bạn cần tìm hiểu thông tin về: Quan điểm, chính sách của Úc đối với người nhập cư; Các chương trình nhập cư và xu hướng trong những năm sắp tới; Những ngành nghề khuyến khích lao động quốc tế tại Úc; Tiêu chuẩn cần thiết là gì? Năng lực bản thân có đủ để đáp ứng tiêu chuẩn đó không? Nếu đủ thì ngành nghề nào là phù hợp nhất với bản thân mình? Yêu cầu cụ thể của ngành nghề đó ra sao? Các bạn cần phải bổ sung, nỗ lực thế nào để đáp ứng yêu cầu đó trong hiện tại và tương lai?
Bước 02 – Tư vấn học tập: Từ yêu cầu cụ thể về đào tạo của nghề nghiệp có được trong bước tư vấn hướng nghiệp, trong bước này các bạn sẽ cần lựa chọn nhà cung cấp giáo dục phù hợp nhất cho mình. Căn cứ vào hệ thống giáo dục, cách chuyển tiếp giữa các cấp độ học…để bạn tìm ra cho mình một danh sách đầy đủ những nhà cung cấp trong khu vực địa lý mà bạn lựa chọn. Sau đó, bạn cần căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và thứ tự ưu tiên các tiêu chí theo nhu cầu của bạn để chọn được nhà cung cấp giáo dục thích hợp nhất. Các tiêu chí thường được xem xét bao gồm: Chất lượng giáo dục đào tạo của trường nói chung; Chất lượng giáo dục đào tạo về ngành học của bạn; Điều kiện đầu vào; Mức học phí; Các cơ hội hỗ trợ tài chính; Cơ hội chuyển tiếp…
Sau khi hoàn thành xong hai bước đầu tiên, bạn sẽ hoạch định được cho mình lộ trình dự kiến về Du học – Việc làm – Định cư tại Úc. Đây là điều kiện quan trọng để bạn đạt được thành công trong kế hoạch xây dựng sự nghiệp tại Úc của mình.
Bước 03 – Tư vấn xây dựng hồ sơ: Trong bước này, bạn cần chuẩn bị tốt bốn loại hồ sơ gồm có: Hồ sơ xin thư mời học; Hồ sơ xin visa du học; Hồ sơ xin việc; Hồ sơ định cư. Căn cứ vào quy định của trường học về điều kiện cấp thư mời học, bạn cần chuẩn bị hồ sơ kịp thời, chính xác, cụ thể như: thi chứng chỉ ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp, bảng điểm, chứng chỉ GMAT/GRE, thư giới thiệu….Căn cứ vào quy định của chính phủ Úc về điều kiện xét duyệt cấp visa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cụ thể gồm ba nhóm chính: hồ sơ nhân thân; hồ sơ học tập; hồ sơ tài chính. Việc chuẩn bị tốt hai loại hồ sơ đầu tiên sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bước này là được cấp visa du học Úc.
Về hồ sơ công việc và hồ sơ định cư, căn cứ vào yêu cầu cụ thể từ bước 01 – tư vấn hướng nghiệp, bạn cần chuẩn bị trước một số hồ sơ cần thiết, giảm thiểu rủi ro ở thời điểm sau khi tốt nghiệp bạn không thể thu thập và xác minh được như: xác nhận công việc, hợp đồng lao động, mô tả công việc, sao kê tài khoản ngân hàng….
Bước 04 – Tư vấn hội nhập: Mục tiêu của bước này là giúp bạn chuẩn bị thông tin tốt nhất và quản trị rủi ro đầy đủ để tốt nghiệp chương trình học mà bạn đã lựa chọn. Để có thể chủ động với kế hoạch của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về văn hóa, học tập, làm việc tại Úc và vùng miền, trường học cụ thể của bạn. Liệt kê ra những rủi ro mà bạn có thể gặp phải và phương án xử lý trong từng trường hợp là điều kiện quan trọng để bạn luôn bình tĩnh, chủ động xử lý các tình huống tại Úc, từ đó đảm bảo kế hoạch của bản thân mình.
Để giúp các quý vị phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên có điều kiện tìm hiểu và trao đổi đầy đủ về kiến thức Du học – Việc làm – Định cư Úc, chương trình Hỗ trợ du học tổ chức hai hội thảo với các nội dung như sau:
Hội thảo 01: Những lộ trình định cư Úc phù hợp cho sinh viên Việt Nam
Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 thứ bảy, ngày 18 tháng 07 năm 2015
Thời gian check-in và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 18 tháng 07 năm 2015
Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau: http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=1215 Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự. Tài liệu hướng dẫn chi tiết về các chương trình định cư tại Úc sẽ được gửi cho quý vị qua email sau hội thảo. |
Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 (Ms. Phương) hoặc 04 6687 4343 (Ms.Nguyệt) để được hỗ trợ.
Nội dung chính của hội thảo: Bức tranh định cư Úc tổng thể; Chi tiết các chương trình định cư diện tay nghề độc lập hoặc có bảo trợ của tỉnh bang hoặc người sử dụng lao động; Những lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Úc phổ biến cho du học sinh Việt Nam và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ).
Thông tin về các chương trình định cư Úc phù hợp cho sinh viên Việt Nam, quý vị có thể xem thêm tại link: http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/nhung-lo-trinh-dinh-cu-uc-phu-hop-cho-sinh-vien-viet-nam-1081403.htm
Hội thảo 02: Lựa chọn chương trình học phù hợp để làm việc và định cư tại Úc
Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 thứ bảy, ngày 01 tháng 08 năm 2015
Thời gian check-in và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 01 tháng 08 năm 2015
Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau: http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=1312 Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự. Tài liệu hướng dẫn chi tiết về nhu cầu nhân lực và các ngành nghề cần lao động nhập cư cao tại Úc sẽ được gửi cho quý vị qua email sau hội thảo. |
Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 (Ms. Phương) hoặc 04 6687 4343 (Ms.Nguyệt) để được hỗ trợ.
Nội dung chính của hội thảo: Tổng quan về nền kinh tế Úc và các trọng điểm phát triển của chính phủ; Vai trò của giáo dục quốc tế trong phát triển kinh tế; Những chính sách ưu đãi dành cho sinh viên quốc tế và cơ hội với sinh viên Việt Nam; Quy định về thủ tục visa du học với thị trường Việt Nam; Thị trường lao động Úc và nhu cầu lao động nhập cư; Các ngành nghề cần lao động nhập cư; Yêu cầu đào tạo và kỹ năng với các ngành nghề cần lao động nhập cư; Hoạch định lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Úc cho du học sinh Việt Nam và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ).
Lưu ý: Các hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và là một trong những hạng mục hỗ trợ của chương trình Hỗ trợ du học dành cho học sinh, sinh viên và phụ huynh. Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link đã được cung cấp. Mỗi hội thảo sẽ giới hạn số lượng người tham gia là 50 người để tạo điều kiện cho quý vị có thể trao đổi được tốt nhất. Ban tổ chức sẽ liên hệ và gửi thư mời chính thức qua email cho những quý vị đăng ký đầu tiên. Thời gian check-in và nhận tài liệu của các hội thảo là từ 8h30 – 9h00. Vì vậy, quý vị đọc kỹ lưu ý để có thể tham gia trao đổi thông tin về giáo dục – việc làm được tốt nhất.
Chương trình Hỗ trợ du học