Nhiều teen Mỹ “khoái” học bài… “ảo”

(Dân trí) - Học bài “ảo” - các teen Mỹ đang vô cùng khoái hình thức này và tỏ ra hứng thú hơn với mỗi ngày tới trường.

Ứng dụng công nghệ giảng dạy qua máy tính xách tay dành cho học sinh, sinh viên đang ngày một được phát triển tại các lớp học Mỹ. Điều này cũng giúp giảm bớt số lượng tiêu dùng vở, các tập ghi nhớ, giấy hàng năm.
 
Jemelle Chambers, 11 tuổi nói: “Em là một trong 650 học sinh được nhận máy tính xách tay Apple tại quỹ khuyến học bang Boston”. Ngồi chăm chú nhìn vào màn hình ở hàng ghế thứ hai trong lớp, cô bé làm bài tập toán của một phần mềm dạy học vô cùng sinh động lấy từ link của một trang game.
 
Nhiều teen Mỹ “khoái” học bài… “ảo” - 1
 
 
Nhiều teen Mỹ “khoái” học bài… “ảo” - 2

Học, làm bài tập, thảo luận chia sẻ... tất cả đều thông qua laptop

“Nó rất tiện lợi”, cô bé nói về phần mềm dạy toán bậc trung học mà cô và các bạn khác hoàn thành với điểm số cao trong phần hoàn thành dãy phương trình. “Được dùng máy tính làm em học tốt hơn. Em có cảm giác như mình đang chơi một trò chơi vậy”, cô bé thích thú với phương pháp học tập mới này.

Những chuyên gia giáo dục ở trường trung học Lilla G.Frederick Pilot đưa ra tiên đoán về việc học trong tương lai: “Sẽ không còn bóng dáng của những tập vở nữa. Các em sử dụng laptop và trao đổi với thầy cô thông qua blog cá nhân. Còn phụ huynh và những nhà giáo dục sẽ trao đổi trực tiếp trên mạng”. Một điều thú vị nữa là các lý do biện minh cho việc chưa làm bài như “Con cún ăn mất tập vở của em” sẽ không được chấp nhận.
 
Nhiều teen Mỹ “khoái” học bài… “ảo” - 3
"Mình cảm thấy học tốt và hứng thú hơn mỗi ngày tới trường"
 
“Tại sao chúng ta có thể mua một quyển sách trong khi có thể mua được một chiếc máy tính? Với thời đại công nghệ hiện nay thì một vài cuốn sách cũng trở nên lỗi thời ngay trước khi chúng được in ra”- Debra Socia, hiệu trưởng của một trường trung học ở Dorchester nói.
 
Không giống những trường học bình thường khác, những học sinh ở Frederick có thể học ở nhiều lĩnh vực rộng lớn khác nhau trong cùng một lớp. Bố mẹ vừa có thể làm việc vừa chat với thầy cô giáo về việc học của con mình, các thầy cô cũng có thể trao đổi bài giảng, thảo luận trực tuyển… Và như đồng tác giả cuốn sách “Làm thế nào để những phát minh đổi mới làm thay đổi cách học trên toàn thế giới”, Michael Horn nhận xét: “Tất cả mới chỉ là bắt đầu”.
 
Ly Vũ
Theo Reuters