Nên học tại Việt Nam hay du học: Kỳ 2 - Chọn ngành đúng chưa đủ
Rất nhiều bạn đã chọn đúng ngành học, nhưng tốt nghiệp, cầm một tấm bằng sáng giá trong tay vẫn không xin được việc làm. Tại sao lại như vậy?
1. Khuynh hướng chọn ngành học hiện nay
Ưu tiên hàng đầu của học sinh hiện nay chính là tiếp tục thi tuyển và học tập tại các trường cao đẳng và đại học trong nước. Trước đây, mỗi năm có khoảng 85% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ tham gia vào các kỳ thi đại học. Năm 2015 có 80%, năm 2016 có 78% học sinh tham gia các kỳ thi đại học. Có thể thấy số lượng học sinh đăng ký tham gia thi đại học có xu hướng giảm dần nhưng số học sinh mong muốn tiếp tục học đại học vẫn chiếm số lượng lớn.
Có 3 tiêu chí để học sinh THPT chọn ngành nghề ở Việt Nam: thứ nhất là chọn ngành học mà các em/gia đình thích; thứ hai là ngành nghề mà các em có nhiều thông tin; thứ 3 là dựa vào nhu cầu lao động tại thời điểm đó, nghề nào dễ kiếm việc và dễ kiếm tiền thì được lựa chọn nhiều. Điều đáng nói là các em chọn ngành nghề theo tiêu chí khá chủ quan, không chú ý đến loại hình nghề nghiệp có tính đón đầu xu hướng. Đây chính là nguyên nhân khiến hầu hết học sinh đổ xô vào học tại các ngành nghề mà cung cao hơn cầu. Kết quả tất yếu sẽ là THẤT NGHIỆP.
2. Làm thế nào để chọn được một ngành học phù hợp?
Đầu tiên, hãy lựa chọn dựa vào sở thích thực sự của mình. Khi bạn yêu thích, say mê một ngành nghề nào đó thì sẽ có động lực học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và thành công. Thứ hai, bạn hãy lựa chọn ngành học dựa vào khả năng. Kết quả những năm học phổ thông sẽ là chỉ số quan trọng nhất đánh giá năng lực của bạn. Thứ ba, dựa vào hoàn cảnh gia đình khi đưa ra lựa chọn ngành học. Bạn nên cân nhắc sự đầu tư này dựa vào tỷ lệ cơ hội việc làm bạn có được sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn có một công việc tốt thì sự đầu tư là hoàn toàn xứng đáng. Cuối cùng, hãy dựa vào nhu cầu xã hội và chỉ báo tương lai. Ngành bạn chọn học thuộc khối ngành nào, thị trường hiện tại có cần số lượng lớn không, 10 năm nữa ngành học này có đáp ứng yêu cầu công việc không. Đừng chỉ nhìn vào nhu cầu hiện tại bởi có những thứ sẽ trở nên lạc hậu sau một vài năm, có nhiều công việc dần dần không còn là nhu cầu bức thiết của xã hội nữa.
Lựa chọn được ngành học phù hợp thì công tác hướng nghiệp vẫn là quan trọng nhất. Tuy nhiên, hướng nghiệp ở nước ta chưa thực sự tạo ra hiệu quả.
3. Chọn đúng ngành học liệu đã đủ?
Rất nhiều bạn đã chọn đúng ngành học, nhưng tốt nghiệp, cầm một tấm bằng sáng giá trong tay vẫn không xin được việc làm. Tại sao lại như vậy?
Hệ thống giáo dục đại học hầu như đều phải cải cách sửa đổi qua mỗi năm. Tầm nhìn chiến lược về giáo dục của chúng ta khá hạn chế, các chỉ báo tương lai về nghề nghiệp thiếu độ chính xác. Nhà trường không có sự liên kết với doanh nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì thế, nội dung đào tạo nặng về lý thuyết, xa rời thực tế lại càng ngày càng trở nên lạc hậu. Nguồn nhân lực các trường đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu của ngành của nghề. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh trong khi thị trường vẫn đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao.
Rất nhiều sinh viên hiện nay coi việc học như một nghĩa vụ phải hoàn thành. Hầu hết sinh viên ngày càng trở nên thụ động và ỷ lại. Họ cũng không có ý thức trong việc trau dồi kỹ năng bản thân, học thêm ngoại ngữ hoặc tham gia các công tác nghiên cứu khoa khọc.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chú ý đến những con người có kiến thức, năng động, có các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý tình huống, có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có tác phong và kỷ luật. Nếu bạn thỏa mãn những điều kiện đó thì cơ hội việc làm với thu nhập cao nằm trong tay bạn. Nhưng bạn có biết, theo một kết quả khảo sát vào tháng 1/2016 thì cứ 6 trên 10 doanh nghiệp không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc đại học và sau đại học ở nước ta.
Vậy chọn đúng ngành học thôi chưa đủ. Bên cạnh ngành học còn cần rất nhiều yếu tố khác nữa để bạn trở thành một lao động chất lượng cao.
4. Hướng nghiệp từ THPT ở đất nước Canada
Học sinh Canada được hướng nghiệp ngay khi bắt đầu chương trình trung học. Mỗi học sinh được tư vấn riêng biệt để nhận thức rõ bản thân, xác định mong muốn cũng như khả năng nổi trội của mình. Họ phải học các môn bắt buộc là toán và tiếng Anh, và được tự chọn các môn trong khối ngành mình muốn. Mỗi tuần học sinh sinh hoạt tại các lớp năng khiếu như kịch, mua, vẽ, thể thao, nhiếp ảnh,… Trong suốt quá trình học, học sinh sẽ tham gia vào nhiều câu lạc bộ của trường. Đây chính là môi trường thuận lợi để học sinh thể hiện bản thân và giao lưu văn hóa. Bên cạnh việc thực hành tại các phòng thí nghiệm, học sinh sẽ được trải nghiệm thực tế ở các địa phương, trông coi thư viện, làm việc bán thời gian tại các công ty hoặc các xưởng sản xuất,... Bạn sẽ ngạc nhiên hơn nữa khi học đại học không phải là lựa chọn hàng đầu ở đất nước này, họ chọn học cao đẳng bởi chi phí ít hơn và thời gian làm thêm nhiều hơn.
Lời kết: Với những bất cập trong bậc giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, chỉ chọn đúng ngành học thôi thì chưa đủ. Vậy tiếp tục học ở đại học ở Việt Nam có phải là sự lựa chọn duy nhất đúng không? Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo để tìm câu trả lời.
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thời
Chuyên gia tư vấn giáo dục
Nhân dịp kỉ niệm 11 năm ngày thành lập và phát triển, Du học UE hân hạnh mang đến cho các bạn học sinh, sinh viên chương trình đặc biệt “Miễn phí làm hồ sơ Úc và tặng Iphone 7” => Thông tin chi tiết chương trình
Website: http://duhocue.edu.vn
Facebook: Du học UE
CÔNG TY DU HỌC UE
Trụ sở chính
Địa chỉ: 21 Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3911 0102
Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi) - 20 lines
Chi nhánh Quận 1 - Tp. HCM
Địa chỉ: 28C Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3911 0234
Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi)
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 272 Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: (0236) 3655 121
Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi) - 10 lines