Môn văn có làm nên y đức?
Một cuộc tranh luận của các trường đại học y dược bàn về phương án tuyển sinh vừa diễn ra đã thực sự gây bất ngờ với dư luận khi có ý kiến đề xuất sử dụng môn văn trong xét tuyển. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng ủng hộ phương pháp này và cho rằng môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp... <br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/de-xuat-dung-mon-van-xet-tuyen-nganh-y-954991.htm'><b> >> Đề xuất dùng môn văn xét tuyển ngành y</b></a>
Trong thời gian gần đây, có thực tế đáng buồn là môn văn đã không được coi trọng nhiều với học sinh và cả giáo viên. Học sinh tập trung nhiều vào môn toán mà không mấy quan tâm đến môn văn nên khối C đã có lúc trở nên èo uột vì học sinh ít hào hứng. Và theo lời Bộ trưởng Bộ Y tế thì có lẽ hệ quả của việc môn văn bị xem nhẹ là "nhiều chuyên viên ở bộ làm công văn sai ngữ pháp", rằng "rất dễ đứt mạch máu não khi đọc nguyên bản những văn bản này".
Thực tế được người đứng đầu ngành y thừa nhận như vậy. Nhưng liệu việc viết sai ngữ pháp có liên quan trực tiếp đến năng lực, đến y đức của bác sĩ hay không? Chắc chắn không, bởi đâu phải thiếu "chất văn" mà các y bác sĩ không giỏi, đâu phải vì chỉ giỏi hóa, giỏi sinh mà bác sĩ không có tâm hồn. Nhưng nếu nói như Bộ trưởng Y tế thì "việc thi theo khối lâu nay khiến học sinh học lệch. Vì thế mà môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp" thì xem ra có phần hơi quá. Có thể theo vị lãnh đạo ngành y tế, "văn chương rèn luyện tâm hồn" và bên cạnh các môn học liên quan mật thiết đến ngành nghề như sinh học, hóa học, toán học, những người theo học ngành y cũng cần những kiến thức xã hội khác, trong đó có văn học.
Trở lại thực tế, hiện nay, điều dư luận quan tâm chính là vấn đề y đức chưa được tôn trọng, những câu chuyện buồn về nạn phong bì, về tính tắc trách hay những sai sót trong ngành y đã và đang gây nhiều bức xúc. Một khi người bác sĩ được trân trọng khoác lên mình chiếc áo blu trắng cũng đồng nghĩa với việc đón nhận trách nhiệm và danh dự. Việc thể hiện danh dự và trách nhiệm của người thầy thuốc như thế nào, có lẽ không khó nhận ra trong công việc hằng ngày, trong cách ứng xử với bệnh nhân… Y đức ở một khía cạnh có thể xem là văn hóa ứng xử của người thầy thuốc. Còn trình độ chuyên môn là kết quả của một quá trình học hỏi, rèn luyện, tích tụ tri thức của mỗi cá nhân. Nói như vậy để thấy rằng y đức hay trình độ chuyên môn của người thầy thuốc không phụ thuộc kết quả của việc thi "đầu vào" bằng môn gì. Xưa nay, người ta vẫn ví "chữ xấu như chữ bác sĩ". Nhưng đâu phải là chữ xấu thì bác sĩ không giỏi chuyên môn, không có tâm hồn?
Tóm lại, chuyện của ngành y không phải là thi môn văn hay không thi môn văn, mà là quá trình đào tạo, rèn luyện để mọi bác sĩ, y tá, dược sĩ… đều giỏi chuyên môn và có y đức.
Thực tế được người đứng đầu ngành y thừa nhận như vậy. Nhưng liệu việc viết sai ngữ pháp có liên quan trực tiếp đến năng lực, đến y đức của bác sĩ hay không? Chắc chắn không, bởi đâu phải thiếu "chất văn" mà các y bác sĩ không giỏi, đâu phải vì chỉ giỏi hóa, giỏi sinh mà bác sĩ không có tâm hồn. Nhưng nếu nói như Bộ trưởng Y tế thì "việc thi theo khối lâu nay khiến học sinh học lệch. Vì thế mà môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp" thì xem ra có phần hơi quá. Có thể theo vị lãnh đạo ngành y tế, "văn chương rèn luyện tâm hồn" và bên cạnh các môn học liên quan mật thiết đến ngành nghề như sinh học, hóa học, toán học, những người theo học ngành y cũng cần những kiến thức xã hội khác, trong đó có văn học.
Trở lại thực tế, hiện nay, điều dư luận quan tâm chính là vấn đề y đức chưa được tôn trọng, những câu chuyện buồn về nạn phong bì, về tính tắc trách hay những sai sót trong ngành y đã và đang gây nhiều bức xúc. Một khi người bác sĩ được trân trọng khoác lên mình chiếc áo blu trắng cũng đồng nghĩa với việc đón nhận trách nhiệm và danh dự. Việc thể hiện danh dự và trách nhiệm của người thầy thuốc như thế nào, có lẽ không khó nhận ra trong công việc hằng ngày, trong cách ứng xử với bệnh nhân… Y đức ở một khía cạnh có thể xem là văn hóa ứng xử của người thầy thuốc. Còn trình độ chuyên môn là kết quả của một quá trình học hỏi, rèn luyện, tích tụ tri thức của mỗi cá nhân. Nói như vậy để thấy rằng y đức hay trình độ chuyên môn của người thầy thuốc không phụ thuộc kết quả của việc thi "đầu vào" bằng môn gì. Xưa nay, người ta vẫn ví "chữ xấu như chữ bác sĩ". Nhưng đâu phải là chữ xấu thì bác sĩ không giỏi chuyên môn, không có tâm hồn?
Tóm lại, chuyện của ngành y không phải là thi môn văn hay không thi môn văn, mà là quá trình đào tạo, rèn luyện để mọi bác sĩ, y tá, dược sĩ… đều giỏi chuyên môn và có y đức.
Theo Tuấn Kiệt
Hà Nội Mới