Mỗi lớp tiểu học không quá 35 học sinh
(Dân trí) - Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư Điều lệ trường tiểu học. Theo thông tư, học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 học sinh.
Theo nội dung Thông tư, diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh (HS) và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10m2 cho một HS đối với khu vực nông thôn, miền núi; 6m2 cho một HS đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện.
Điều lệ cũng quy định, trong trường học, HS được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 HS. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS đi học. Số lượng HS và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.
Điều lệ cũng quy định, giáo viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể HS và đồng nghiệp, không được xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam; cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của HS; ép buộc HS học thêm để thu tiền; uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Về quy định với HS, Thông tư quy định, HS không được vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; gian dối trong học tập, kiểm tra; gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
Về độ tuổi HS, Thông tư quy định tuổi của HS tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm). Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi. HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. HS trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. HS lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp.
Điều lệ cũng quy định, giáo viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể HS và đồng nghiệp, không được xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam; cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của HS; ép buộc HS học thêm để thu tiền; uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Về quy định với HS, Thông tư quy định, HS không được vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; gian dối trong học tập, kiểm tra; gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
Về độ tuổi HS, Thông tư quy định tuổi của HS tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm). Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi. HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. HS trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. HS lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp.
Hồng Hạnh