Lương giáo viên thay đổi thế nào sau ngày 1/7/2023?
(Dân trí) - Từ ngày 1/7/2023, lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên, ở mức 1,8 triệu đồng/tháng. Lương cơ sở cho giáo viên cũng sẽ tăng theo mức này.
Theo Nghị quyết về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2022, mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng, áp dụng từ ngày 1/7/2023. Trước đó, mức lương cơ sở áp dụng đến ngày 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng.
Như vậy, giai đoạn tới, lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng 310.000 đồng/tháng.
Lương cơ sở cho giáo viên cũng sẽ tăng theo mức này. Tiền lương giáo viên được tính theo công thức: tiền lương = lương cơ sở x hệ số lương.
Chi tiết bảng lương giáo viên các cấp trước và sau thời điểm 1/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng lên như sau:
Giáo viên mầm non:
Giáo viên tiểu học:
Giáo viên THCS:
Giáo viên THPT:
Trước đó, tại Nghị quyết số phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2022, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai tuyển dụng số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định cho địa phương năm học 2022-2023; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo viên; phối hợp với Bộ Nội vụ điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên.
Đầu tháng 11, tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số thông tin của lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nói về tình trạng giáo viên công lập nghỉ việc cao gần gấp đôi giáo viên ngoài công lập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, chủ yếu là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống.
Hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng/người; trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống khá cao. Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên.
Để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, Bộ GD&ĐT đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo.
"Đề nghị Nhà nước quan tâm hơn tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục, để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống", báo cáo nêu rõ.