Lựa chọn nào trước ngưỡng cửa Đại học?
Trong những ngày cận kề biết điểm chuẩn của các trường đại học, các phụ huynh và các em học sinh đều băn khoăn lo lắng và có hàng trăm câu hỏi trước ngưỡng cửa quan trọng này!
Tâm lý phổ biến và dường như đã trở thành lựa chọn tất yếu của đa số phụ huynh và học sinh là nhất định phải vào học tại một trường đại học công lập. Tuy nhiên, cánh cửa vào trường đại học công lập “không phải lúc nào cũng mở” với tất cả các em học sinh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 1,9 triệu học sinh tốt nghiệp THPT trên khắp cả nước tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của cả Đại học và Cao đẳng chỉ ở mức 550.000, trong đó đại học là 273000 chỉ tiêu. Như vậy, chỉ 1/8 số học sinh được bước qua cánh cửa hẹp. Ngay cả các em học sinh giỏi với điểm thi cao cũng không khỏi băn khoăn trước việc đăng ký Nguyện vọng 1, NV2, NV3 với rất nhiều “rủi ro” do phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh từng trường đại học và tâm lý của người học theo từng năm. Ngoài yếu tố thói quen thì mức học phí hợp lý của các trường công lập cũng phù hợp với thu nhập của đại đa số phụ huynh.
“Làn sóng” tư tưởng mới hơn trong các bậc phụ huynh trong những năm gần đây là tìm kiếm một môi trường học quốc tế, phổ biến nhất là đi du học. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện kinh tế và sẵn sàng thả cho “cậu ấm - cô chiêu” đang tuổi ăn tuổi chơi một mình học tập lo toan nơi xứ người. Do đó, nhiều phụ huynh thấy việc theo học chương trình đào tạo liên kết quốc tế ngay tại Việt Nam có thể là một giải pháp.
Ngoài ra, du học tại chỗ sẽ giúp các em không xa rời với điều kiện thực tế tại Việt Nam, các em sẽ có nhiều cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp đòi hỏi trình độ tiếng Anh tốt và sự năng động sáng tạo. Nguyễn Hoàng Linh, cựu sinh viên Khóa 3, tốt nghiệp 2009, Đại học Troy, Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân, ngân hàng HSBC cho biết: “Em đi làm từ cuối năm thứ 3, tại Samsung, hiện nay em làm cho HSBC, các bạn cùng lớp em sau khi tốt nghiệp thường làm các công ty nước ngoài KPMG, Citibank, AnZ,…”.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc lựa chọn để cho con em mình theo học chương trình liên kết đào tạo. Hiện nay có rất nhiều chương trình liên kết đào tạo đã và đang được triển khai thực hiện tại Việt Nam nhưng chất lượng đào tạo là vấn đề mà các phụ huynh và học sinh quan tâm hàng đầu. “Bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đầu tư cho con cái học tập mà chất lượng đào tạo lại không tương xứng thì rất lãng phí thời gian, tiền bạc và nguy hại cho tương lai con trẻ” - một phụ huynh xin được giấu tên chia sẻ. Khi đến các cơ sở giáo dục để được tư vấn, uy tín của trường đại học cũng như chất lượng đào tạo là điều đầu tiên các phụ huynh nên nghĩ đến khi có ý định “gửi gắm” con cái mình theo học. Những cơ sở đào tạo có uy tín luôn đưa ra một số yêu cầu khá khắt khe đối với học sinh nếu các em muốn theo học như: đủ điểm sàn đại học, thi đầu vào tiếng Anh. Em Lê Minh Sơn, sinh viên khóa 1 chương trình Cử nhân kinh doanh 2+2 Đại học Massey (New Zealand) chia sẻ:”Em đã thi đỗ ĐH Xây dựng nhưng hết năm 1 thì chuyển sang học chương trình ĐH Massey, khó khăn lớn nhất mà em phải vượt qua là có đủ trình độ tiếng Anh để theo học, nhất là ở giai đoạn học chuyển tiếp tại New Zealand trong 2 năm cuối”.
Khả năng tài chính cũng là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Tìm hiểu học phí 2010 của các chương trình Cử nhân quản trị kinh doanh của một số trường, có kết quả như sau:
Loại hình | Trường ĐH | Chương trình | Học phí tổng | Học phí trung bình năm (người viết quy đổi) |
Trường nước ngoài tại VN | RMIT | Cử nhân Kinh doanh (Kế toán) | 360.860.000VND | Khoảng 150.000.000 VND |
British University Vietnam | Cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế | 507.567.000 VND | Từ 145.000.000 VND đến 203.000.000 VND | |
Liên kết (Bằng cấp nước ngoài) | Đại học kinh tế - ĐHQGHN liên kết ĐH Troy - Hoa Kỳ | Cử nhân quản trị kinh doanh | 188.100.000 VND (9.900 USD) | 54.000.000 VND (khoảng 2.800 USD/năm) |
Đại học kinh tế - ĐHQGHN liên kết ĐH Massey – New Zealand | Cử nhân kinh doanh 2+2 | 2 năm học tại VN: 4.500 USD. | 43.000.000 VND (2.250 USD/năm) | |
ĐHQGHN - ĐH Griggs | 14.000 USD | 89.300.000 (4.700 USD) | ||
Dân lập trong nước | Đại học FPT | Cử nhân quản trị kinh doanh | 12.300 USD (233.700.000 VND) | 62.700.000 (3.300 USD/12 tháng) |
Đại học kinh tế tài chính TPHCM | Cử nhân quản trị kinh doanh | 55.000.000 VND/năm |
(Nguồn: website RMIT.edu.vn, CITE.edu.vn, ETC.edu.vn, uef.edu.vn; britishuniversity.edu.vn. Con số in nghiêng là công bố của các trường, các số còn lại do pv tính toán quy đổi 1USD=19.000 VND)
Như vậy, học phí trường quốc tế đặt tại VN cao hơn hẳn, còn học phí của một số chương trình liên kết cấp bằng nước ngoài tương đương học phí dân lập trong nước. Chúng tôi có đem vấn đề này trao đổi với ThS Phạm Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế (CITE), ĐH Kinh tế, ĐHQGHN và được chị cho biết: "Sở dĩ các chương trình liên kết đào tạo cấp bằng nước ngoài có học phí vừa phải là do các trường Đại học và chính phủ các nước phát triển muốn quảng bá văn hóa hoặc hỗ trợ phát triển xã hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam nên có nhiều ưu đãi. Ngoài ra, việc học bán phần hoặc toàn phần tại các trường đại học ở Việt Nam sẽ giúp tiết kiệm chi phí học tập và ăn ở đáng kể cho các em sinh viên”.
Để được tư vấn về các chương trình liên kết đào tạo, mời các phụ huynh và học sinh liên hệ: