Lựa chọn chương trình học phù hợp để làm việc và định cư tại Úc
Chỉ chưa đến 20% tổng hạn mức trần thư mời nhập cư cho lao động có tay nghề tại Úc được cấp phát trong năm tài chính 2014-2015. Thiếu hụt trầm trọng này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho du học sinh Việt Nam muốn làm việc và định cư tại Úc.
Bạn có biết rằng:
Năm 2014, tại Úc có mức thu nhập bình quân đầu người là 64.670 AUD (khoảng 1.1 tỷ đồng), mức lương tối thiểu là 16.87 AUD/giờ (khoảng 285 nghìn đồng), là một trong mười quốc gia cao nhất thế giới. Bên cạnh những thành tựu nổi bật về kinh tế, Úc còn được biết đến là xứ sở hạnh phúc bậc nhất toàn cầu bốn năm liên tiếp 2011 – 2014 theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) với môi trường sống thân thiện, hệ thống giáo dục chất lượng cao, hệ thống chăm sóc sức khoẻ, chương trình hỗ trợ nhà ở và các phúc lợi xã hội khác luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Giáo dục quốc tế vừa đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động trẻ trên thế giới đến Úc, tạo nguồn cung ổn định, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Úc cho thị trường lao động, vừa đóng vai trò là ngành xuất khẩu mũi nhọn của quốc gia này. Tổng doanh thu năm 2014 của Úc về giáo dục quốc tế là 17 tỷ AUD (khoảng 289 nghìn tỷ đồng), chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung và 27% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nói riêng.
Giáo dục quốc tế còn là đòn bẩy quan trọng đối với ngành du lịch tại Úc. Người nhà du học sinh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khách du lịch quốc tế của Úc. Việc quảng bá giáo dục Úc đồng thời cũng giúp thúc đẩy mạnh mẽ việc quảng bá hình ảnh du lịch Úc tới các thị trường châu Á tiềm năng, đông dân, có vị trí địa lý gần so với Úc. Điều này góp phần giúp Úc đứng vị trí thứ tám toàn thế giới về du lịch quốc tế với doanh thu ấn tượng năm 2013 là 28,4 tỷ AUD (khoảng 483 nghìn tỷ đồng).
Giáo dục quốc tế của Úc không những chịu sự cạnh tranh gay gắt của các thị trường du học nói tiếng Anh truyền thống như Mỹ, Anh, Canada mà còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thị trường vốn từng chính là khách hàng chủ yếu của Úc như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản…và sự cạnh tranh từ bên trong khi các trường của Úc thúc đẩy mở cơ sở đào tạo tại nước ngoài. Để giữ nhịp phát triển ngành giáo dục quốc tế tại đây, chính phủ Úc vừa liên tục củng cố hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục vừa đưa ra nhiều chính sách về thị thực hấp dẫn để thu hút sinh viên quốc tế đến Úc học tập và trải nghiệm.
Du học sinh Việt Nam nếu đăng ký các chương trình học chính là cấp độ Cao đẳng nâng cao trở lên tại 115 trường được được chấp nhận theo hệ thống xét duyệt visa ưu tiên (Streamlined Visa Processing – SVP) thì chỉ cần chứng minh mục đích du học thực sự khi xin visa, không cần chứng minh tài chính. Trong thời gian học tập tại Úc, du học sinh nếu theo học chương trình chính là thạc sĩ nghiên cứu hoặc tiến sĩ sẽ được đi làm không giới hạn thời gian; nếu chương trình khác sẽ được làm thêm tối đa 40h/2tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong thời gian nghỉ. Sau khi tốt nghiệp tại Úc, du học sinh có cơ hội được ở lại Úc từ 18 tháng đến 4 năm, tuỳ theo chương trình học đã hoàn thành. Cùng với những chính sách dành cho du học sinh, những chính sách thuận lợi về việc làm, miễn giảm học phí cho người phụ thuộc (vợ/chồng, con) của du học sinh là những ví dụ cụ thể về việc dùng chính sách thị thực để làm đòn bẩy phát triển giáo dục quốc tế của Úc. Điều này giúp Úc ngày càng mở rộng số lượng tuyển sinh du học mỗi năm, đặc biệt là các thị trường châu Á.
Là quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế, sở hữu khối lượng tài sản đầu tư lớn thứ ba thế giới với thị trường tài chính sôi động nhưng dân số ít, Úc cần nhiều lao động nhập cư có tay nghề cao để khai thác hiệu quả tiềm năng của mình. Theo số liệu cập nhật mới nhất của Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Úc, năm tài chính 2014 – 2015, tổng hạn mức trần thư mời nhập cư cho lao động có tay nghề (occupation ceilling) tại Úc là 155.302 người. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 05/2015 (tức là chỉ còn 01 tháng nữa sẽ hết năm tài chính), tổng số lượng thư mời được cấp ra chỉ là 27.011 người, chưa đạt 20% tổng hạn mức. Trong tổng số gần 200 ngành nghề có nhu cầu lao động nhập cư tay nghề tại Úc chỉ có 02 nhóm ngành đã sử dụng hết hạn mức là ngành kế toán với 03 mã nghề nghiệp (ANZSCO) tương ứng là 221111 - Kế toán tổng hợp – Accountant (General); 221112 - Management Accountant – Kế toán quản trj; 221113 - Taxation Accountant – Kế toán thuế và ngành Công nghệ thông tin với 05 mã nghề nghiệp (ANZSCO) tương ứng là 261111 - ICT business Analyst – Phân tích kinh doanh ICT; 261112 - Systems Analyst – Phân tích hệ thống; 261311 - Analyst Programmer – Lập trình viên phân tích chuyên sâu; 261312 - Developer Programmer – Lập trình viên phát triển phần mềm; 261313 - Software Engineer – Kỹ sư phần mềm.
Một vấn đề lớn cần chú ý là so với các quốc gia phát triển khác ở châu Mỹ và châu Âu, mức lương các ngành nghề này tại Úc đa phần đều cao hơn, yêu cầu về các thủ tục xét duyệt đơn giản hơn nhưng số lượng lao động đủ tiêu chuẩn cung ứng vẫn còn hạn chế. Sự chênh lệch lớn giữa cung - cầu về lao động nhập cư có tay nghề của Úc có thể được lý giải như sau:
Thứ nhất: Xét về mặt truyền thống văn hoá, là quốc gia nói tiếng Anh và có nguồn gốc châu Âu, Úc luôn mong muốn nhập các lao động có tay nghề từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada và châu Âu. Mặc dù có môi trường sống tốt và mức thu nhập cao nhưng vị trí địa lý của Úc lại là điểm hạn chế trong việc đưa ra quyết định của nhóm này. So với các quốc gia phát triển, có nhu cầu lao động nhập cư cao và cạnh tranh trực tiếp với Úc trong thị trường lao động như Mỹ, Anh, Canada, Úc không có được lợi thế về giá trị gia tăng của vị trí địa lý khi nước này ở một châu lục tách biệt. Điều này dẫn đến việc dù mức lương tại Úc có cao hơn, trong nhóm lao động có tay nghề trình độ cao đó thì số lượng lựa chọn Úc vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với điểm đến là các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Thứ hai: Trong khoảng mười năm gần đây, Úc tập trung phát triển mạnh mẽ hoạt động cả về kinh tế, giáo dục và lao động quốc tế với thị trường châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN…Mặc dù đây là những thị trường đông dân, có nhu cầu về việc làm cao nhưng lại hạn chế lớn về tiêu chuẩn tay nghề mà thị trường lao động Úc cần. Khả năng về ngoại ngữ, khả năng về chuyên môn và điều kiện sức khoẻ là ba hạn chế lớn dẫn đến tình trạng “người muốn thì nhiều mà người đạt được thì ít” tại nhóm thị trường này.
Nghiên cứu về chính sách vĩ mô của chính phủ Úc cho thấy cùng với sự phát triển về giáo dục quốc tế, du học sinh xuất xứ từ châu Á sau tốt nghiệp tại Úc được nhìn nhận là một trong những nguồn cung chủ đạo lao động có tay nghề mà thị trường lao động nước này cần. Đây là giải pháp tốt nhất hiện tại để thị trường lao động Úc có được một nguồn cung ổn định, đủ tiêu chuẩn để hội nhập và góp phần xây dựng nước Úc thịnh vượng.
Để nắm bắt được những cơ hội hấp dẫn tại Úc như đã trình bày trên đây, yêu cầu tiên quyết là các bạn học sinh, sinh viên và gia đình cần tìm hiểu thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và khoa học. Nhằm giúp các bạn và gia đình có định hướng tìm hiểu rõ ràng, Chương trình hỗ trợ du học đưa ra quy trình tư vấn du học dưới đây để các bạn có thể tìm hiểu tốt, từ đó xây dựng cho mình kế hoạch toàn diện và hợp lý về Du học – Việc làm – Định cư tại Úc.
Bước 01 - Tư vấn hướng nghiệp: Với quan điểm học là để làm việc, mục tiêu đầu tiên khi lên kế hoạch du học của các bạn là xác định cho mình nghề nghiệp phù hợp. Tương tự như khi các bạn tham gia tuyển dụng, cần xác định được rõ thông tin về nhu cầu, tiêu chuẩn, quy trình…của đơn vị tuyển dụng; xác định nguyện vọng, khả năng đáp ứng được yêu cầu đó của bản thân; và thể hiện tốt sự phù hợp của bản thân với nhu cầu đó. Cụ thể trong trường hợp này là đất nước Úc. Các bạn cần tìm hiểu thông tin về: Quan điểm, chính sách của Úc đối với người nhập cư; Các chương trình nhập cư và xu hướng trong những năm sắp tới; Những ngành nghề khuyến khích lao động quốc tế tại Úc; Tiêu chuẩn cần thiết là gì? Năng lực bản thân có đủ để đáp ứng tiêu chuẩn đó không? Nếu đủ thì ngành nghề nào là phù hợp nhất với bản thân mình? Yêu cầu cụ thể của ngành nghề đó ra sao? Các bạn cần phải bổ sung, nỗ lực thế nào để đáp ứng yêu cầu đó trong hiện tại và tương lai?
Bước 02 – Tư vấn học tập: Từ yêu cầu cụ thể về đào tạo của nghề nghiệp có được trong bước tư vấn hướng nghiệp, trong bước này các bạn sẽ cần lựa chọn nhà cung cấp giáo dục phù hợp nhất cho mình. Căn cứ vào hệ thống giáo dục, cách chuyển tiếp giữa các cấp độ học…để bạn tìm ra cho mình một danh sách đầy đủ những nhà cung cấp trong khu vực địa lý mà bạn lựa chọn. Sau đó, bạn cần căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và thứ tự ưu tiên các tiêu chí theo nhu cầu của bạn để chọn được nhà cung cấp giáo dục thích hợp nhất. Các tiêu chí thường được xem xét bao gồm: Chất lượng giáo dục đào tạo của trường nói chung; Chất lượng giáo dục đào tạo về ngành học của bạn; Điều kiện đầu vào; Mức học phí; Các cơ hội hỗ trợ tài chính; Cơ hội chuyển tiếp…
Sau khi hoàn thành xong hai bước đầu tiên, bạn sẽ hoạch định được cho mình lộ trình dự kiến về Du học – Việc làm – Định cư tại Úc. Đây là điều kiện quan trọng để bạn đạt được thành công trong kế hoạch xây dựng sự nghiệp tại Úc của mình.
Bước 03 – Tư vấn xây dựng hồ sơ: Trong bước này, bạn cần chuẩn bị tốt bốn loại hồ sơ gồm có: Hồ sơ xin thư mời học; Hồ sơ xin visa du học; Hồ sơ xin việc; Hồ sơ định cư. Căn cứ vào quy định của trường học về điều kiện cấp thư mời học, bạn cần chuẩn bị hồ sơ kịp thời, chính xác, cụ thể như: thi chứng chỉ ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp, bảng điểm, chứng chỉ GMAT/GRE, thư giới thiệu….Căn cứ vào quy định của chính phủ Úc về điều kiện xét duyệt cấp visa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cụ thể gồm ba nhóm chính: hồ sơ nhân thân; hồ sơ học tập; hồ sơ tài chính. Việc chuẩn bị tốt hai loại hồ sơ đầu tiên sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bước này là được cấp visa du học Úc.
Về hồ sơ công việc và hồ sơ định cư, căn cứ vào yêu cầu cụ thể từ bước 01 – tư vấn hướng nghiệp, bạn cần chuẩn bị trước một số hồ sơ cần thiết, giảm thiểu rủi ro ở thời điểm sau khi tốt nghiệp bạn không thể thu thập và xác minh được như: xác nhận công việc, hợp đồng lao động, mô tả công việc, sao kê tài khoản ngân hàng….
Bước 04 – Tư vấn hội nhập: Mục tiêu của bước này là giúp bạn chuẩn bị thông tin tốt nhất và quản trị rủi ro đầy đủ để tốt nghiệp chương trình học mà bạn đã lựa chọn. Để có thể chủ động với kế hoạch của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về văn hóa, học tập, làm việc tại Úc và vùng miền, trường học cụ thể của bạn. Liệt kê ra những rủi ro mà bạn có thể gặp phải và phương án xử lý trong từng trường hợp là điều kiện quan trọng để bạn luôn bình tĩnh, chủ động xử lý các tình huống tại Úc, từ đó đảm bảo kế hoạch của bản thân mình.
Để giúp các quý vị phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên có điều kiện tìm hiểu và trao đổi đầy đủ về kiến thức Du học – Việc làm – Định cư Úc, chương trình Hỗ trợ du học tổ chức hai hội với các nội dung như sau:
Hội thảo 01: Lựa chọn chương trình học phù hợp để làm việc và định cư tại Úc
Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 thứ bảy, ngày 20 tháng 06 năm 2015
Thời gian check-in và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 20 tháng 06 năm 2015
Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau: http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=1032 Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự. Tài liệu hướng dẫn chi tiết về nhu cầu nhân lực và các ngành nghề cần lao động nhập cư cao tại Úc sẽ được gửi cho quý vị qua email sau hội thảo. |
Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 (Ms. Phương) hoặc 04 6687 4343 (Ms.Nguyệt) để được hỗ trợ.
Nội dung chính của hội thảo: Tổng quan về nền kinh tế Úc và các trọng điểm phát triển của chính phủ; Vai trò của giáo dục quốc tế trong phát triển kinh tế; Những chính sách ưu đãi dành cho sinh viên quốc tế và cơ hội với sinh viên Việt Nam; Quy định về thủ tục visa du học với thị trường Việt Nam; Thị trường lao động Úc và nhu cầu lao động nhập cư; Các ngành nghề cần lao động nhập cư; Yêu cầu đào tạo và kỹ năng với các ngành nghề cần lao động nhập cư; Hoạch định lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Úc cho du học sinh Việt Nam và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ).
Hội thảo 02: Những lộ trình định cư Úc phù hợp cho sinh viên Việt Nam
Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 thứ bảy, ngày 18 tháng 07 năm 2015
Thời gian check-in và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 18 tháng 07 năm 2015
Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau: http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=1215 Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự. Tài liệu hướng dẫn chi tiết về các chương trình định cư tại Úc sẽ được gửi cho quý vị qua email sau hội thảo. |
Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 (Ms. Phương) hoặc 04 6687 4343 (Ms.Nguyệt) để được hỗ trợ.
Nội dung chính của hội thảo: Bức tranh định cư Úc tổng thể; Chi tiết các chương trình định cư diện tay nghề độc lập hoặc có bảo trợ của tỉnh bang hoặc người sử dụng lao động; Những lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Úc phổ biến cho du học sinh Việt Nam và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ).
Thông tin về các chương trình định cư Úc phù hợp cho sinh viên Việt Nam, quý vị có thể xem thêm tại link: http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/nhung-lo-trinh-dinh-cu-uc-phu-hop-cho-sinh-vien-viet-nam-1081403.htm
Lưu ý: Các hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và là một trong những hạng mục hỗ trợ của chương trình Hỗ trợ du học dành cho học sinh, sinh viên và phụ huynh. Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link đã được cung cấp. Mỗi hội thảo sẽ giới hạn số lượng người tham gia là 50 người để tạo điều kiện cho quý vị có thể trao đổi được tốt nhất. Ban tổ chức sẽ liên hệ và gửi thư mời chính thức qua email cho những quý vị đăng ký đầu tiên. Thời gian check-in và nhận tài liệu của các hội thảo là từ 8h30 – 9h00. Vì vậy, quý vị đọc kỹ lưu ý để có thể tham gia trao đổi thông tin về giáo dục – việc làm được tốt nhất.
Chương trình Hỗ trợ du học