Lớp học lấy báo, đài làm “thầy”

(Dân trí) - Được báo Khuyến học & Dân trí số ra ngày 12/2/2004 và báo Tiếng nói Việt Nam số 11/2004 gợi mở, cổ vũ, “lớp học” cộng đồng tự quản làng Xuân Trì, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình đã hoạt động có hiệu quả.

Đây là điều đáng nói vì ở một làng quê nghèo miền núi có vạch xuất phát thấp mà “lớp” lại lấy Báo, Đài làm thầy.

 

Thời đại hàng núi thông tin, làng đã không còn luỹ tre xanh bao bọc mà vẫn quanh đi quẩn lại toàn chuyện nhàm chán ở chốn tửu hậu, trà dư. Người già thì kiến thức càng cũ đi, bo bo bảo thủ thành ra trẻ già khó “tương hợp” lại “tương xung” trong đối thoại.

 

Còn báo ai đọc người ấy nghe. Đài ai nghe người ấy biết... “Người thầy” Báo, Đài luôn mới, luôn cập nhật, lại đa chiều đa dạng, nhưng có cùng đọc, cùng nghe, cùng bàn mới vỡ lẽ để hiểu. Trong lớp ai cũng là thầy, ai cũng là trò. Đấy là khiêm tốn trong văn hoá của sự học. Sự gắn bó của “lớp” bắt đầu là như vậy.

 

Thấy lớp học được mở ra, con em trong làng đã cổ vũ động viên đã mua báo gửi về tặng “lớp” đã có đến 4 đầu báo. Các cụ còn tìm thêm báo khác gọi là “thầy thỉnh giảng”. Dân trí cũng từ từ đi vào bến đậu.

 

“Lớp” đã thực sự toả sáng trong mỗi gia đình và lối xóm, nâng số gia đình Văn hoá cấp xã lên 80%. “Lớp” đã trở thành trung tâm tư vấn việc làng cho cán bộ lãnh đạo làng được nhiều việc lớn thành công đẹp. Ấy là “mưu già, sức trẻ” tạo lực cộng hưởng lớn. Đấy là quy chế dân chủ được thực thi nghiêm túc.

 

Ngoài hai tờ báo trên, “lớp” công được báo Người Cao tuổi số ra ngày 21/11/2005 và số 24/4/2006, Tạp chí Văn hoá Ninh Bình, Tạp chí Người làm báo Ninh Bình số Xuân Bính Thân, Thông tin Khuyến học Ninh Bình số 01/2/2004 cùng các Đài phát thanh Gia Viễn, Ninh Bình, Tiếng nói Việt Nam cỗ vũ mạnh mẽ.

 

Có thể xem “lớp” là một mô hình nòng cốt xây dựng làng văn hoá, xã hội học tập, học suốt đời ở nông thôn được không. Mong các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo.

 

Tấn Dũng