Lớp học lạ vùng cao: Học sinh quay lưng lên bảng

Một giáo viên cùng lúc dạy hai lớp học có trình độ khác nhau, trong cùng một phòng học. Học sinh mỗi lớp quay về hướng treo bảng của lớp mình và… quay lưng về phía chiếc bảng còn lại. Đó là những lớp học ghép tại trường Tiểu học Tân Dương (Bảo Yên, Lào Cai).

Ông Lương Quang Đua, Phó Phòng GD-ĐT huyện Bảo Yên cho biết: “Mô hình lớp ghép đã được Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện từ hơn chục năm nay nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, học sinh mỗi lớp lại quá ít ở các tỉnh vùng cao”. 

 

Lớp học lạ vùng cao: Học sinh quay lưng lên bảng - 1
 

 

Người dân huyện Bảo Yên phần lớn là các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, lại sinh sống thưa thớt. Theo quy định, ở bậc tiểu học, trường cách nhà không quá 3km. Bởi vậy, đây là mô hình hữu hiệu để phổ cập giáo dục. Giáo viên được chọn dạy những lớp ghép phải là những người có kinh nghiệm và hàng năm phải tham dự những khóa tập huấn đặc biệt do phòng GD-ĐT mở. 

 

Lớp học lạ vùng cao: Học sinh quay lưng lên bảng - 2
 

 

 

Lớp học lạ vùng cao: Học sinh quay lưng lên bảng - 3
 

 

Thầy Bùi Đức Hùng, một giáo viên dạy lớp ghép (lớp 3 và 4 ) tại điểm trường Làng Rằm (Trường tiểu học Tân Dương) cho biết, học sinh lớp ghép tiếp thu kiến thức sẽ khó khăn hơn so với học sinh thông thường bởi các em khó tập trung, nhất là trong những giờ làm bài kiểm tra. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều trong phương pháp giảng dạy và đặc biệt là tâm huyết với nghề. 

 

Lớp học lạ vùng cao: Học sinh quay lưng lên bảng - 4
 

 

Trường tiểu học Tân Dương có 5 lớp ghép, trong đó có những lớp học sinh chênh nhau 2 tuổi (lớp 3 ghép với lớp 5). 

 

Lớp học lạ vùng cao: Học sinh quay lưng lên bảng - 5
 

 

Theo Lê Anh Dũng
Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm