Lần đầu tiên, ĐH Quốc gia Hà Nội áp dụng kì thi kiểu mới

(Dân trí) - Ngày 10-11/9, trên 1.200 tân sinh viên của ĐH Quốc gia Hà Nội dự thi vào các hệ đào tạo Tài năng, Tiên tiến, Chất lượng cao, Chuẩn quốc tế theo phương thức thi Đánh giá Năng lực, tương tự kỳ thi chuẩn hóa tuyển sinh vào bậc đại học tại Mỹ (SAT).

Tân sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội đang làm bài thi đánh giá năng lực. (Ảnh : Bùi Tuấn)
Tân sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội đang làm bài thi đánh giá năng lực. (Ảnh : Bùi Tuấn)

Mặc dù có 1.200 tân sinh viên dự thi nhưng chỉ cần 110 cán bộ tham gia coi thi và phục vụ đợt thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đầu tiên này. ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) huy động 459 máy tính tại 14 phòng thi phục vụ kì thi.

Đây là kỳ thi thí điểm áp dụng bài thi ĐGNL chung để tuyển chọn các em vào hệ chất lượng cao, tài năng, các chương trình tiên tiến, chuẩn quốc tế ở ĐHQGHN sau khi đã trúng tuyển kỳ thi 3 chung vào các ngành của ĐHQGHN.

TS. Lê Đình Định - Trưởng ban Đề thi đánh giá năng lực bậc đại học năm 2014, ĐHQGHN, Phó Chủ nhiệm bộ môn Toán sinh thái môi trường, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cho biết: “Cấu trúc đề thi gồm 180 câu hỏi bao gồm các phần nội dung: phần 1 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức toán học (tư duy định lượng) và phần 2 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức Ngữ văn (tư duy định tính). Phần tự chọn, thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hợp phần: kiến thức Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc kiến thức Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), mỗi hợp phần gồm 40 câu.

Thí sinh sẽ làm bài trong thời gian 195 phút để đánh giá năng lực của thí sinh, gồm các kiến thức trong sách giáo khoa bậc trung học và nội dung tập trung chủ yếu ở chương trình học ở sách giáo khoa lớp 12. Đề thi định hướng học sinh cần học toàn diện, học thực chất, tránh học tủ, học lệch. Học sinh cần có kiến thức thực chất, không đánh đố”. 

Đề thi ĐGNL gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định (Ảnh: Bùi Tuấn)

Đề thi ĐGNL gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định (Ảnh: Bùi Tuấn)

Đề thi đánh giá năng lực gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định. (Ảnh: Bùi Tuấn)

Mục tiêu của đề thi đánh giá năng lực như thế nào? Theo TS. Lê Đình Định: “Mục tiêu của đề thi nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thí sinh vào các ngành học mà thí sinh đã chọn: nhân văn, tự nhiên, công nghệ… và có phù hợp với các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, chuẩn quốc tế hay không. Mọi học sinh đều có thể giải đề thi ở các mức độ khác nhau. Phần toán đòi hỏi thí sinh phảo tập trung cao hơn do khống chế thời gian cho từng câu hỏi. Có câu học sinh có thể trả lời được luôn, có câu thì học sinh phải tư duy khá kĩ. Độ phân giải của kết quả thi đạt đúng mục tiêu của việc phân loại học sinh, phát huy được năng khiếu của học sinh đối với các kiến thức tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, nhân văn”.

Được biết, Đề thi ĐGNL gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định. Thí sinh làm lần lượt từng phần như sau:

Phn 1: Kiến thức toán (tư duy định lượng), gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 80 phút. Các câu hỏi của phần này có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn hoặc câu hỏi điền giá trị số.

Phn 2: Kiến thức ngữ văn (tư duy định tính), gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 60 phút. Tất cả các câu hỏi của phần này đều có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn.

Phn 3: Có hai nội dung: kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức khoa học xã hội. Thí sinh lựa chọn một trong hai nội dung (sau thời gian 2 phút nếu thí sinh không chọn một trong hai nội dung, máy tính sẽ mặc nhiên chọn nội dung tư duy định lượng). Mỗi nội dung có 40 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, thời gian hạn định là 55 phút.

Hệ thống sẽ đếm giây theo thời gian hạn định của từng phần, kể từ lúc đề thi được hiển thị và tự động chuyển sang phần khác khi hết thời gian quy định.

Miễn thi tiếng Anh cho thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh tương đương trình độ B1 (theo Khung tham chiếu châu Âu) đăng kí dự thi chương trình đạt chuẩn quốc tế.

Cách thi này nhằm mục tiêu thúc đẩy sự đổi mới về chương trình, việc dạy và học ở bậc phổ thông.

Cách thi này nhằm mục tiêu thúc đẩy sự đổi mới về chương trình, việc dạy và học ở bậc phổ thông.

Lãnh đạo ĐHQGHN cho biết: “Đề án thí điểm đổi mới tuyển sinh đại học tại ĐHQGHN hướng tới mục tiêu đổi mới phương thức và nội dung tuyển sinh để tuyển chọn được ứng viên có đầy đủ những năng lực, phẩm chất cần thiết và phù hợp để học tập tốt ở bậc ĐH. Cách làm này nhằm mục tiêu thúc đẩy sự đổi mới về chương trình, việc dạy và học ở bậc phổ thông theo hướng từ “trang bị kiến thức” sang “phát triển năng lực”, đồng thời, giúp giảm áp lực xã hội trong các kỳ tuyển sinh ĐH. Đây cũng là cách làm phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng đổi mới của giáo dục phổ thông ở Việt Nam”.

Hồng Hạnh